Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Lễ ra mắt Liên minh các doanh nghiệp điện tử Việt Nam. Ảnh: ILO
Ngày 20/10/2017 vừa qua tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã tổ chức lễ ra mắt Liên minh các doanh nghiệp điện tử tại Việt Nam, Liên minh này sẽ thúc đẩy các hoạt động lao động có trách nhiệm với xã hội hiện nay.
Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI cho biết, trong thời gian qua, VCCI đã phối hợp với ILO và Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) đưa ra các giải pháp và hành động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp điện tử áp dụng các chính sách lao động. Qua đó mong muốn các liên kết doanh nghiệp cần bao dung hơn đối với người lao động, ông nhấn mạnh. Các chính sách bao gồm các nguyên tắc được quy định trong pháp luật lao động, các Công ước và Khuyến nghị liên quan của ILO, nhằm thúc đẩy tiến bộ xã hội và việc làm bền vững.
Cũng theo ông Lộc, mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng mạnh mẽ dẫn tới một số doanh nghiệp sẽ có các biện pháp cắt giảm chi phí, làm ảnh hưởng đến điều kiện lao động và về lâu dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín, năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong lao động ngành điện tử sẽ không chỉ tạo đà để ngành này tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường mà còn giúp cho người lao động Việt Nam có thêm cơ hội việc làm và được thực hiện đầy đủ các chế độ, quyền lợi của mình.
TS. Chang Hee Lee – Giám đốc ILO tại Việt Nam phát biểu: “Các công ty đa quốc gia có một ảnh hưởng rất lớn ở bất kỳ đâu khi họ đầu tư. Vì vậy, cách họ quản lý nguồn nhân lực, hay cách họ quản lý quan hệ lao động tại nơi làm việc có một ảnh hưởng vô cùng lớn đối với không chỉ nơi làm việc của chính công ty họ mà còn thông qua chuỗi cung ứng toàn cầu”.
Theo số liệu của VCCI, ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam đang từng bước phát triển mạnh trong những năm gần đây. Số lượng các doanh nghiệp điện tử tại Việt Nam tăng lên đáng kể. Nếu như năm 2005 chỉ có 256 doanh nghiệp, thì đến năm 2014 đã có 1.021 doanh nghiệp. Tổng số lao động trong ngành đã tăng gấp 7 lần trong vòng 8 năm, từ 46.000 lao động năm 2005 đến hơn 327.000 năm 2013 và khoảng 500.000 ở thời điểm hiện tại. Liên minh là sáng kiến của VCCI nhằm tạo ra một diễn đàn để các doanh nghiệp đa quốc gia, những nhà cung ứng trong ngành Điện tử có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, hợp tác cùng có lợi. Mục tiêu của Liên minh là cùng nhau xây dựng thực hành lao động có trách nhiệm hơn, tạo ra nhiều việc làm bền vững hơn cho ngành điện tử tại Việt Nam.
Related posts
Bài viết mới
Kỹ thuật linh hoạt để đáp ứng yêu cầu khắt khe cho các nhà sản xuất thực phẩm ăn nhẹ
Công ty Siddhi Vinayak Agri Treatment sử dụng các sản phẩm FA của Mitsubishi Electric, như bộ điều khiển khả…
Mitsubishi Electric tăng vốn đầu tư vào Realtime Robotics để phát triển công nghệ Hoạch Định Chuyển Động cho các sản phẩm Tự Động Hoá
Tập đoàn Mitsubishi Electric thông báo rằng họ sẽ tăng khoản vốn đầu tư hiện có vào Realtime Robotics –…