Hội nghị người tiêu dùng Đông Nam Á về Tự động hóa Quá trình của Siemens năm 2011 (SPAES) cùng cơ cấu kinh doanh mới tạo đà củng cố vị thế của công ty trong khu vực.
Với kế hoạch tái cấu trúc của Siemens, Ban Công Nghiệp sẽ xây dựng hệ thống mới tập trung hơn vào các đối tượng khách hàng công nghiệp. Ban sẽ tập trung vào thị trường theo ngành dọc, phát triển dịch vụ và tăng cường vị trí hàng đầu trong lĩnh vực phần mềm công nghiệp.
Tại Hội nghị người tiêu dùng Đông Nam Á về Tự động hóa Quá trình của Siemens năm 2011 được tổ chức tại Kuala Lumpua, ông Axel Lorenz, Giám đốc bộ phân Tự động hóa Quá trình của Siemens cho biết: “Phần mềm cho dây chuyền công nghiệp, kiến thức chuyên sâu theo ngành dọc và dịch vụ nền tảng công nghệ không những quyết định việc nâng cao năng suất của khách hàng, mà còn là nhân tố quan trọng thúc đấy sự tăng trưởng kinh doanh. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực phát triển các hoạt động về công nghiệp trên tất cả các lĩnh vực nhằm mở rộng thị phần.”
Hội nghị SPAECS 2011 là bước khởi đầu giúp Siemens tăng cường dịch vụ khách hàng trong khu vực. Đây cũng là cơ hội cho những người sử dụng và quan tâm đến quy trình tự động hóa được trải nghiệm, khám phá và học hỏi từ khái niệm Cộng đồng Người tiêu dùng”. Trong suốt hai ngày hội nghị vào ngày 07 và 08 tháng 9, diễn giả gồm các chuyên gia kỹ thuật, khách hàng tiêu biểu và người tiêu dùng ở khu vực Đông Nam Á đã thảo luận, đồng thời tham dự triễn lãm các sản phẩm tiêu biểu về hệ thống điểu khiển quy trình của Siemens.
Ông Lorenz cũng cho biết thêm :“Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng, chúng tôi thành lập Cộng đồng Người tiêu dùng cho mảng sản phẩm Tự động hóa Quy trình. Cộng đồng Người tiêu dùng sẽ cùng tìm hiểu nhiều phương pháp khác nhau để ứng dụng công nghệ Siemens vào việc giải quyết các thách thức của ngành công nghiệp hiện nay. Đây cũng là sự nỗ lực của chúng tôi nhằm thu hút khách hàng.”
Kế hoạch tái định hướng các hoạt động kinh doanh của Siemens dự kiến bắt đầu vào ngày 01 tháng 10 năm 2011. Đây sẽ là một bước tiến quan trọng, khai thác tối đa tiềm năng của dịch vụ thương mại và các thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh như ngành sản xuất ô tô, kỹ nghệ cơ khí và công nghiệp hóa chất.
Thị trường sản xuất công nghiệp quá trình và sản xuất từng phần toàn cầu dự kiến tăng hơn 200 tỷ Euro vào năm 2016. Tăng trưởng trung bình hằng năm trong thời gian này ước tính khoảng 5%. Giá thành nhiên liệu tăng cao và các yêu cầu nghiêm ngặt để bảo vệ môi trường đã làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, vì thế những công ty trong ngành công nghiệp đang tìm cách để gia tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, đặc biệt là mức tiêu thụ nhiên liệu. Bên cạnh đó, thời gian nghiên cứu và phát triển sản phẩm đang giảm dần mặc dù sản phẩm ngày càng phức tạp và lượng dữ liệu kết quả trong quá trình phát triển đang gia tăng đáng kể.
Như ông Lorenz đã chỉ rõ, trong những trường hợp này, hãy chú trọng mở rộng theo chiều dọc của ngành công nghiệp. Ông nói : “Chúng tôi là nhà cung cấp duy nhất có thể cắt giảm thời gian sản xuất của khách hàng xuống một nửa bằng cách sử dụng phần mềm và công nghệ tự động hóa, đồng thời vẫn giảm đáng kể các chi phí về nhiên liệu và nước thải trong quá trình xản suất. Với cấu trúc mới, chúng tôi dự định sẽ cung cấp những chuyên gia từ những tổ chức uy tín, vì vậy trên thị trường chúng tôi sẽ tận dụng được nhiều thế mạnh hơn các đối thủ”
Với góc nhìn từ thị trường trong nước, ông Prakash Chandran, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Siemens Malaysia nhận định cấu trúc mới sẽ mang lại nhiều cơ hội cho công ty cũng như thực hiện mục tiêu lâu dài thông qua các đối tác tiềm năng trong ngành công nghiệp.
“Bằng cách tối ưu hóa trách nhiệm kinh doanh theo cấu trúc chiều dọc, Siemens có thể tận dụng tiềm năng của sự tăng trưởng thông qua các công nghệ và các bậc của chuỗi giá trị”, ông nhấn mạnh.
Các phân khúc thị trường liên quan và chịu trách nhiệm bởi bộ phận Giải pháp Công nghiệp trước đây sẽ được tích hợp vào việc kinh doanh các sản phẩm và giải pháp của bộ phận Tự động hóa Công nghiệp và Công nghệ truyền động, kể cả các ngành dọc như “Hàng hải”, “Giấy” và “Xử lý nước” cũng được tích hợp vào các sản phẩm và giải pháp khác. Ban Công nghiệp sẽ lên kế hoạch nâng cao vai trò của người chịu trách nhiệm cho từng phân khúc thị trường và cho phép chỉnh sửa danh mục sản phẩm, hệ thống và giải pháp để phù hợp với nhu cầu cá nhân của từng khách hàng.
Đồng thời, các hoạt động về dịch vụ của ngành công nghiệp cũng được sát nhập vào bộ phận Chăm sóc và Hỗ trợ khách hàng với khoảng 14.000 nhân viên trên toàn cầu. Bộ phận này sẽ đảm nhận tất cả các hoạt động dịch vụ trong Ban Công Nghiệp. Bộ phận này sẽ liên kết chặt chẽ và chuyên biệt với từng phân khúc thị trường, khai thác và kết hợp với nền tảng dịch vụ Công nghệ thông tin. Để thỏa mãn các yêu cầu riêng biệt cho các công trình có quy mô lớn, bộ phận Công nghệ Sắt Thép được thành lập và kinh doanh trực tiếp với khách hàng. Không như các bộ phận khác, bộ phận Công nghệ Sắt Thép cũng đóng vai trò tổng thầu xây dựng các nhà máy sản xuất trong ngành công nghiệp sắt, thép và nhôm.
Related posts
Bài viết mới
Giải quyết mức tiêu thụ điện năng với ADI MAX78000
Sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và tự động hóa công nghiệp đã…
Quỹ ME Innovation Fund của Mitsubishi Electric đầu tư vào Formic Technologies
Tập đoàn Mitsubishi Electric đưa ra thông báo rằng quỹ ME Innovation Fund của họ đã đầu tư vào Formic…