Nhận bản tin Online
Bài viết mới
Ứng dụng chíp VN8-01 trong giám sát và kiểm soát hàng hải
Khoa học & công nghệ

Ứng dụng chíp VN8-01 trong giám sát và kiểm soát hàng hải 

ICDREC tổ chức họp báo ngày 22/9 tạiTP.HCM, cho biết: thử nghiệm thành công chip vi điều khiển VN8-01 trong hệ thống thống giám sát và kiểm soát bảo đảm hàng hải từ xa.

Theo ông Ngô Đức Hoàng, giám đốc trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch TP.HCM (ICDREC), xuất xứ của chip vi điều khiển VN8-01 được dựa trên nền tảng của có sẵn của chip Sigmak3(con chip đầu tiên do ICDREC thiết kế và công bố năm 2008). Đồng thời, chíp vi điều khiển (gọi tắt là chíp) VN8-01 cũng là 1 trong 2 sản phẩm thuộc đề tài KC 01.08/06 của Bộ Khoa học – Công nghệ.
Nếu SigmaK3 được mô phỏng theo kiến trúc và tập lệnh của vi điểu khiển PIC thì VN8-01 có đầy đủ kiến trúc, tập lệnh và trình biên dịch 100% do Việt Nam thiết kế.


Chíp vi xử lý VN8-01 được thử nghiệm trong hệ thống giám sát và kiểm soát bảo đảm hàng hải từ xa

VN8-01 của Việt Nam 100%?

“Theo ICDREC, chip VN8-01 được thiết kế theo kiểu dáng công nghiệp cho phép tăng dung lượng bộ nhớ chương trình, tần số Pipeline và ngoại vi lên gấp nhiều lần so với chip SigmaK3.
Thậm chí, nếu đem so sánh với một số dòng vi điều khiển phổ biến trên thị trường như AT89C52 (ATMEL) và PIC16C67 (MicroChip) thì VN8-01 cũng vẫn tỏ rõ ưu thế tăng hơn hẳn về bộ nhớ chương trình, dữ liệu, tần số và Pipeline”. GĐ ICDREC khẳng định.
Về khả năng ứng dụng thực tế, ICDREC không có ý định “đương đầu” với các “đại gia” như Intel vì thế trung tâm sẽ chọn phân khúc thị trường là các sản phẩm dân dụng, y tế…gần gũi với đời sống.
Ngoài việc thử nghiệm trong hệ thống giám sát và kiểm soát đảm bảo hàng hải từ xa, VN8-01 còn có khả năng ứng dụng vào thực tế như: ứng dụng trong hệ thống điều khiển robot, các thiết bị y tế như các loại máy đo huyết áp, tiểu đường; ứng dụng trong điều khiển máy giặt (thực hiện bản mạch điều khiển), Remote ti vi…
Bên cạnh chíp số và chíp tương tự, chíp sinh học cũng là hướng đi mới của trung tâm. Điều này cũng nằm trong đề tài nghiên cứu khoa học phối hợp giữa trung tâm và Khu công nghệ cao (SHTP) TP.HCM.
Theo đó, ICDREC sẽ là đơn vị thiết kế và SHTP là đơn vị chế tạo dự án này.
Để chứng minh chip VN-8-01 là 100% do ICDREC thiết kế, ông Ngô Đức Hoàng cho biết sở dĩ phải “chứng minh” là bởi vì khi ICDREC công bố chip SigmaK3 đã có một số ý kiến của các nhà khoa học cho rằng Việt Nam chưa thể tự thiết kế sản xuất được chip.
Vì vậy, đối với chip VN8-01 lần này, ICDREC quyết định dành ra 1 phần diện tích nhỏ và vẽ chữ ICDREC lên trên con chip” . Tuy nhiên, nếu muốn nhìn thấy biểu tượng này thì không có cách nào khác là phải sử dụng kính hiển vi.

Kiểm soát bảo đảm hàng hải qua …SMS

Tại buổi họp báo công bố ứng dụng thành công chíp vi điều khiển VN8-01 trong hệ thống giám sát và kiểm soát bảo đảm hàng hải từ xa của Tổng công ty Bảo đảm An toàn Hàng Hải II và các ứng dụng trong công nghệ khác ; ICDREC cho biết đã thực hiện việc chi tiết hóa thiết kế cho thiết bị đặt ở phao, hải đăng và trung tâm với mục tiêu cạnh tranh và thay thế các thiết bị nhập khẩu có tính năng tương đương.
Vi điều khiển VN8-01 được tích hợp vào hệ thống giám sát và kiểm soát bảo đảm hàng hải từ xa với vai trò bộ điều khiển trung tâm, kết hợp với khác khối GSM-GPS nhằm thu nhập, xử lý các thông số từ đèn hải đăng và phao thông qua hệ thống cảm biến soát chu kì xoay; trạng thái hoạt động của đèn; tọa độ phao; điện áp ắc quy; kiểm tra dòng tải sử dụng; kiểm soát dòng nạp từ pin mặt trời; cảnh báo khi có va đập mạnh….
Tất cả những thông tin trên sẽ được chíp VN8-01 chuyển bằng sóng di động (Mobiphon, Vinaphone, Viettel) để gửi về trung tâm (Văn phòng Tổng công ty Bảo đảm An toàn Hàng Hải II) qua tin nhắn SMS. Ngoài những dữ liệu định kì, kiểm soát viên có thể kiểm tra đột xuất trạng thái hoạt động của phao, đèn bằng cách gửi tin nhắn theo cú pháp đã định, gửi tới số điện thoại của phao hoặc đèn cần kiểm tra. Sau khi nhận tín hiệu, hệ thống trên phao sẽ tự động trả lời bằng tin nhắn về tình trạng hoạt động của phao hoặc chu kì chớp tắt của đèn. “ Việc sử dụng chip vi điều khiển VN8-01 trong hệ thống giám sát và kiểm soát an toàn hàng hải từ xa, theo ông Hoàng là hợp lí thay vì phải dùng nhân công đi cano tới nơi xảy ra sự cố như trước đây. Vừa tốn kém chi phí vừa khó kiểm soát được cách thường xuyên”. ICDREC đã lắp đặt thử nghiệm trên phao số 4 và đèn hải đăng ở Vũng Tàu.
Làm thế nào để triển khai thực tế?
Cũng theo ông Ngô Đức Hoàng, “Chip VN8-01 vẫn chỉ là bước đệm của việc thiết kế và chế tạo chip vi điều khiển thương mại SG-8V1 vào năm 2010 theo dự án sản xuât thử nghiệm do Sở khoa học công nghệ TP.HCM tài trợ nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu. Đây sẽ là con chíp thương mại đầu tiên của Việt Nam được sản xuất với số lượng lớn khoảng 150.000 con”.
Tuy vậy, theo ông Hoàng, trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, nếu chúng ta cứ đầu tư vài ba tỷ đồng thì chỉ có thể chứng minh ta làm được cái này cái kia so với thế giới và mãi chạy sau họ cả chục năm. Còn nếu muốn rút ngắn khoảng cách, được như mơ ước hiện nay, chúng tôi đang trình xin nhà nước một số tiền để hy vọng rằng nhà nước có thể quan tâm và đầu tư. Nếu cứ tiếp tục đầu tư theo lối là lâu lâu rót vào 1-2 tỷ thì tốt nhất là không nên đầu tư. Về chip mới này, GS. TS Đặng Lương Mô, Đại học Hosei, Tokyo, Nhật Bản, cố vấn về lĩnh vực thiết kế vi mạch ĐH Quốc Gia TP.HCM cho rằng, với những tính năng như hiện nay: giá thành rẻ (ước chừng 40 – 50% so với nước ngoài), nhanh, linh hoạt thì chip vi điều khiển VN8-01 hoàn toàn có khả năng cạnh tranh trong thương mại. Chúng ta không mơ đọ sức với những người khổng lồ như Intel, mà chỉ mơ có thể cung cấp cho nhu cầu các công ty linh kiện, máy móc điện tử VN.

Mai Loan- Thu Hương

Related posts

Để lại một bình luận

Required fields are marked *