Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị tổng kết tình hình 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho biết, sau hơn 25 năm thu hút lại nguồn vốn FDI, Việt Nam nay có hơn 14.000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt gần 207 tỉ đô la Mỹ, trong đó vốn thực hiện đã giải ngân được hơn 97 tỉ đô la (chiếm 47% vốn đăng ký).

Mới chỉ có 100 trong trong tổng số 500 tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới đến Việt Nam, trong khi hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đến từ châu Á. Hơn 58% vốn FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp – xây dựng. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp – xây dựng của khu vực FDI đạt bình quân gần 18%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn ngành. Đến nay, khu vực FDI đã tạo ra gần 45% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông, khai thác, chế biến dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, thép, xi măng…
Trong khi đó, theo báo cáo PCI 2012 của VCCI, có tới 48% nhà đầu tư nước ngoài coi yếu tố bất ổn kinh tế vĩ mô là một trong ba rủi ro chính, bên cạnh rủi ro chính sách và rủi ro lao động, mà họ gặp phải.

Một số định hướng, giải pháp
Thứ nhất, chính sách FDI của Việt Nam sẽ chuyển sang coi trọng cơ cấu và chất lượng. Định hướng chung trong thu hút FDI là phải nhắm tới những ngành có công nghệ hiện đại, có hàm lượng carbon thấp thân thiện với môi trường, phát triển được nguồn nhân lực cao, lao động có kỹ năng. Thu hút FDI nhằm tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong nước, kết nối chuỗi giá trị toàn cầu.
Quang Hải
Related posts
Bài viết mới
Giảm lãng phí và Nâng cao hiệu quả với kiểm tra chất lượng bằng AI
AI và Phát triển bền vững Khi chúng ta bước vào năm 2025, phát triển bền vững đã chuyển mình…
omlox và FiRa hợp tác để tăng khả năng tương tác UWB
Nhóm omlox của PI và FiRa® Consortium (FiRa) đang công bố việc thành lập một nhóm làm việc chung để…