Hãng nghiên cứu thị trường IDC cho biết thị trường máy tính Việt Nam quí 1-2013 có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái cho dù những quan ngại về hàng tồn kho vẫn còn. Báo cáo của IDC Việt Nam hôm 17-6 cho thấy gần 500.000 máy tính đã được bán ra trong quí đầu tiên năm nay, giảm 20% so với quí 4-2012. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm ngoái, số lượng máy tính bán ra đã tăng lên 13%.
IDC vẫn dự báo tốc độ tăng trưởng 5% cho thị trường máy tính của Việt Nam trong năm 2013
Lý giải cho sự tăng trưởng này, bà Phan Thị Hoàng Yến, chuyên viên phân tích thị trường thiết bị người dùng của IDC Việt Nam, cho rằng các nhà cung cấp và bán lẻ đã thay đổi chiến lược để tập trung vào các máy tính cấp trung và cấp thấp nhằm nỗ lực đẩy nhanh doanh số bán hàng trong bối cảnh máy tính cá nhân bị cạnh tranh khốc liệt từ điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Cũng theo bà Yến, các nhà sản xuất và bán lẻ máy tính vẫn phải chịu áp lực từ việc cắt giảm đầu tư cho công nghệ thông tin của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, chi tiêu chính phủ đã giúp thị trường máy tính ở phân khúc thương mại (tức phân khúc máy tính bán ra cho các dự án) tăng trưởng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Daniel Pang, Trưởng nhóm nghiên cứu phụ trách khu vực ASEAN thuộc nhóm nghiên cứu thiết bị người dùng của IDC châu Á-Thái Bình Dương, cho rằng các nhà cung cấp máy tính Việt Nam chỉ vừa thoát khỏi một năm khó khăn. Những dấu hiệu của các cải cách chính phủ và chính sách mới có thể sẽ phục hồi lại chi tiêu cho công nghệ thông tin và chi tiêu khu vực công được dự kiến cũng sẽ tăng trong nửa cuối năm 2013.
Mặc dù vẫn quan ngại về sự ổn định dài hạn của thị trường, IDC vẫn dự báo tốc độ tăng trưởng 5% cho thị trường máy tính của Việt Nam trong năm 2013. Hiện, Dell vẫn đứng đầu trong top 5 nhà sản xuất có số lượng máy tính bán ra cao nhất trong quý một năm nay. Theo sau là Acer, HP, Lenovo và Sony.
Cơ hội cho smartphone thương hiệu Việt
Gần đây, trên thị trường smartphone Việt Nam bắt đầu xuất hiện các mẫu smartphone lõi tứ thương hiệu Việt có giá bán dưới 5 triệu đồng. Có thể nói, đây là các sản phẩm chiến lược của một số doanh nghiệp Việt Nam nhắm vào phân khúc sản phẩm cao cấp trong thời gian tới.
Cơ hội cho smartphone thương hiệu Việt
Gần đây, trên thị trường smartphone Việt Nam bắt đầu xuất hiện các mẫu smartphone lõi tứ thương hiệu Việt có giá bán dưới 5 triệu đồng. Có thể nói, đây là các sản phẩm chiến lược của một số doanh nghiệp Việt Nam nhắm vào phân khúc sản phẩm cao cấp trong thời gian tới.
Từ năm 2012, các hãng điện thoại Samsung, HTC, LG… đã tung ra loạt sản phẩm smartphone cấu hình mạnh sử dụng chip lõi tứ. Tuy nhiên, giá bán các smartphone này đều ở tầm ngất ngưỡng, khoảng 10 – 16 triệu đồng. Trong khi đó, từ đầu năm 2013 các doanh nghiệp Việt Nam có thể tung ra thị trường các mẫu smartphone trang bị chip lõi tứ nhưng lại có giá mềm hơn rất nhiều, dưới 5 triệu đồng.
Trong năm 2013, chúng ta có thể kể đến một số cái tên quen thuộc như Q-mobile, FPT, Mobiistars… đang tích cực cho ra đời các mẫu smartphone có cầu hình mạnh và giá bán hợp lý. FPT đã có sản phẩm FPT IV lõi tứ; Q-mobile thì có Q-smart S22 lõi kép; Mobiistars ra mắt Touch Lai lõi tứ vào cuối tháng 4/2013…
Từ năm 2012, làn sóng sử dụng điện thoại phổ thông ở Việt Nam đang chuyển dần sang điện thoại thông minh (smartphone). Ngày càng có nhiều mẫu smartphone thương hiệu Việt Nam có giá bán thấp hơn so với các smartphone thương hiệu lớn khác. Đặc biệt là nhóm smartphone sử dụng hệ điều hành Android đang “tăng tốc” về tần suất ra mắt sản phẩm. Giá bán smartphone thương hiệu Việt cũng đang giảm dần xuống dưới ngưỡng 3 triệu đồng. Đây là cơ hội để smartphone Việt ghi điểm trên “sân nhà”.
Viettel cùng với một số doanh nghiệp khác đã triển khai chương trình phát triển smartphone, máy tính bảng có giá bán phù hợp với số đông người tiêu dùng. Viettel cũng dự kiến sẽ phát triển các thiết bị di động 3G có giá bán khoảng 50 – 100 USD. Các smartphone Việt này dùng chip lõi tứ có tốc độ xử lý 1-1,2GHz, RAM 1GB, màn hình 4,5 – 5 inch… Cấu hình sản phẩm vẫn đảm bảo xử lý các game 3D, quay phim hoặc xem phim HD trên màn hình chất lượng HD hoặc qHD. Các sản phẩm này đạt 2 yêu cầu quan trọng: giá mềm và cấu hình dễ dàng thay đổi linh hoạt (theo từng model) tuỳ theo nhu cầu của người dùng.
Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng của smartphone và thị trường này đang góp phần tăng nhanh nhu cầu sử dụng dịch vụ di động 3G. Ước tính, nhu cầu sử dụng smartphone tại Việt Nam và một số thị trường đang phát triển trong năm vừa qua đã tăng trưởng lên tới 400%.
Quang Hải
Related posts
Bài viết mới
Mitsubishi Electric Thái Lan ra mắt Hợp tác xây dựng phát triển bền vững
Mitsubishi Electric Thái Lan đã chính thức triển khai sáng kiến Hợp tác xây dựng bền vững năm 2024. Được…
ADI – Hỗ trợ cho Tương lai của Xe điện
Đề cương Công nghệ và kỹ thuật phải sẵn sàng ứng dụng tích hợp các tiến bộ EV (Xe điện)…