Với mong muốn của ngành công nghiệp Hóa chất Việt Nam thì phốt pho vàng đang được tiêu thụ và cung ứng thị trường nội địa cũng như hướng tới xuất khẩu, để phát triển ngành công nghiệp này đòi hỏi sự đầu tư đúng đắn về thiết bị, cũng như công nghệ có liên quan đến tự động hóa trong sản xuất và nhất là phải đảm bảo an toàn về môi trường…vì Photpho (P) là nguyên tố hóa học rất độc, trong không khí dễ bốc cháy, luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm, cháy nổ nếu không áp dụng biện pháp nghiêm ngặt xử lý các chất thải có chứa CO, PO43-, F-, PH3.
Công ty CP phốt pho vàng Lào Cai tiền thân là Nhà máy phốt pho vàng Lào Cai, đây cũng là đơn vị sản xuất phốt pho vàng đầu tiên tại Việt Nam. Sau nhiều cuộc hẹn và vượt hàng ngàn km tôi đã đến Lào Cai vào một ngày cuối thu, tiết trời hơi nhè nhẹ đủ để bỏ hết mệt mỏi reo mình vào nhà máy chế biến Phốt pho vàng, tôi còn thích thú nói với công nhân vận hành “mùi phốt pho thơm như mùi xác pháo nổ mỗi khi tết đến xuân về từ thập niên 90“. Chia sẻ với tôi về nguyên lý khai thác quặng và chế biến phốt pho vàng Phó giám đốc sản xuất Quách Tiến Nhất nói:“ Hiện nay dây chuyền được xây dựng từ năm 2000, áp dụng công nghệ lò điện của Trung Quốc từ năm 1990 lạc hậu và cũ kỹ, khi họ không sử dụng nên đưa sang Việt Nam làm thí điểm với công suất 2000 tấn/ năm, sau một thời gian vận hành và rút kinh nghiệm, chúng tôi đã xây dựng thêm nhà máy số 2 với công suất 6000 tấn/ năm. Nhằm giảm chi phí và vận hành áp dụng tự động hóa trong sản xuất khép kín, đưa cột khói lên cao để không ảnh hưởng đến an sinh của cán bộ nhân viên và những người dân xung quanh, chúng tôi đang chuẩn bị khởi công xây lại nhà máy với công xuất 10.000 tấn/năm, đáp ứng được nhu cầu phốt pho trong nước và xuất khẩu…. ”. Công ty CP phốt pho vàng Lào Cai đã đầu tư rất nhiều kinh phí để đào tạo nguồn nhân lực, có 1 trường đào tạo nghề khai thác và chế biến quặng để phát triển trong sản xuất. Hiện nay, công ty là trung tâm kỹ thuật sản xuất phốt pho vàng hàng đầu tại Việt Nam.
Phó thủ tướng chính phủ – Ông Hoàng Trung Hải thị sát nhà máy đồng tại Lào Cai – Ảnh: Hoàn Thiện!
Các ý kiến của các chuyên gia trước đây, sơ đồ công nghệ sản xuất phốt pho vàng trong lò điện khác nhau chủ yếu là ở khâu chuẩn bị nguyên liệu đầu vào, tùy thuộc vào chất lượng quặng apatit. Trong 3 phương pháp truyền thống để chuẩn bị nguyên liệu thì phương pháp sấy – nung (đối với quặng kích cỡ 10 – 70 mm) và vê viên – tạo hạt (đối với quặng cỡ 0 – 0,074mm) vì những lý do kỹ thuật không áp dụng được đối với quặng apatit loại II, trong khi đó, các thông số của loại quặng trên đã được thiêu kết lại tương ứng với thông số của quặng phốt phat của Liên Xô nên đề nghị áp dụng phương pháp thiêu kết quặng apatit loại II Lào Cai để làm nguyên liệu cho sản xuất phốt pho vàng và dùng than antraxit Hòn Gai làm nhiên liệu cho phối liệu thiêu kết. Về vấn đề nguồn cung cấp và chi phí điện năng cho sản xuất phốt pho vàng. Với tiêu hao điện năng trung bình từ 14 – 18.000 kWh cho 1 tấn phốt pho vàng (tùy thuộc công suất vận hành lò) thì chi phí điện năng chiếm tới 70% giá thành sản xuất photpho vàng. Vì vậy, nguồn cung cấp điện ổn định với giá rẻ là một trong những yếu tố quyết định tính hiệu quả của dây chuyền sản xuất phốt pho vàng.. Việc tính toán thành phần phối liệu, công tác chuẩn bị phối liệu (quặng apatit, than, quăczit…), chất lượng nước tuần hoàn để ngưng tụ phốt pho vàng, kết cấu, phác đồ vận hành hợp lý và kinh nghiệm cũng như kỹ năng vận hành lò phản ứng… là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất phốt pho vàng. Những kinh nghiệm này sẽ được hình thành và tích lũy dần trong quá trình sản xuất. Một cán bộ của công ty nói.
“Theo chủ trương của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, thì việc đa dạng hóa sản phẩm, chế biến và khai thác tối đa tiềm năng nguồn “vàng nâu” của đất nước, Công ty Apatit Việt Nam sẽ tiến tới mô hình Tổng công ty Apatit Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư mở mới các khu vực khai thác, xây dựng thêm các nhà máy tuyển Bắc Nhạc Sơn, Làng Phúng để nâng sản lượng sản xuất quặng Apatit từ 2 triệu tấn/năm lên hơn 4,5 triệu tấn/năm. Đáp ứng nhu cầu quặng cho 2 nhà máy DAP số 1 và DAP số 2 cũng như các nhà máy phân bón và các nhà máy sản xuất hóa chất trong tương lai. Đây cũng là nguyện vọng yêu cầu và mong muốn của lãnh đạo tỉnh Lào Cai, tập trung chế biến sâu các loại khoáng sản tại chỗ, tạo ra các sản phẩm cuối cùng có giá trị kinh tế cao, có sức cạnh tranh trên thị trường”. Tổng giám đốc Bùi Văn Việt chia sẻ. Được biết, các sản phẩm phốt pho vàng của Lào Cai đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, CHLB Đức, Hàn Quốc, CH Séc…
Related posts
Bài viết mới
Kỹ thuật linh hoạt để đáp ứng yêu cầu khắt khe cho các nhà sản xuất thực phẩm ăn nhẹ
Công ty Siddhi Vinayak Agri Treatment sử dụng các sản phẩm FA của Mitsubishi Electric, như bộ điều khiển khả…
Mitsubishi Electric tăng vốn đầu tư vào Realtime Robotics để phát triển công nghệ Hoạch Định Chuyển Động cho các sản phẩm Tự Động Hoá
Tập đoàn Mitsubishi Electric thông báo rằng họ sẽ tăng khoản vốn đầu tư hiện có vào Realtime Robotics –…