Nhận bản tin Online
Bài viết mới
31 Th10 2024

Blog Tự Động Hóa

Nền tảng kỹ thuật TIA Portal V14: Nâng cao năng suất, giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường
Khoa học & công nghệ

Nền tảng kỹ thuật TIA Portal V14: Nâng cao năng suất, giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường 

Siemens vừa ra mắt phiên bản thứ 14 của TIA Portal (Totally Integrated Automation Portal) tại Việt Nam – phần mềm giúp các nhà chế tạo máy giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường đồng thời nâng cao năng suất cho người sử dụng. Phiên bản thứ 14 này mở rộng thêm nhiều tính năng mới cho nhà máy số và đáp ứng các yêu cầu cho Cách mạng Công nghiệp 4.0.

TIA Portal có thể tương tác với các hệ thống khác và trao đổi số liệu thông qua những giao diện mở, ví dụ như với phần mềm thiết kế hoạch định Teamcenter. Người sử dụng có thể kết nối với Matlab/Simulink để mô phỏng hệ thống.
Điện toán đám mây cũng là một đặc tính mới. Với công cụ TIA Portal Cloud Connector, người sử dụng có thể truy cập vào hệ thống điều khiển của nhà máy qua điện toán đám mây cá nhân hoặc có thể kết nối với MindSphere– giải pháp đám mây cho công nghiệp để sử dụng các dịch vụ số hóa khác của Siemens. 
Một công cụ mới nữa khác là PLCSim Advanced. Với PLCSim Advanced, bộ điều khiển Simatic S7-1500 có thể kết hợp mô phỏng với các phần mềm mô phỏng hệ thống như Plant Simulation và Process Simulate. Bộ điều khiển Simatic S7-1500 giúp việc mô phỏng đạt hiệu quả cao.
Ông Tindaro Michele Danze, Giám đốc Ban Nhà máy Số, Công nghiệp Quy trình và Truyền động kiêm Phó Chủ tịch Công ty Siemens Việt Nam cho biết: “Việc có nhiều máy móc và bộ phận khác nhau trong một quy trình kỹ thuật khiến cho nó trở nên phức tạp và khó quản lý. Với các tính năng mới như mô phỏng thông qua các giải pháp bản sao số, hệ thống giao diện mở và giải pháp điện toán đám mây, các chu trình và dữ liệu có thể được tích hợp liên tục qua cổng TIA, giúp giảm thời gian làm kỹ thuật, giảm khối lượng công việc dư thừa và nâng cao tính linh hoạt”.
Ông Danze còn nói thêm: “Điều này đặc biệt có ích đối với các nhà sản xuất tại Việt Nam, nơi mà có rất nhiều công ty mới nổi trong lĩnh vực công nghiệp. Thông qua các buổi tiếp xúc với khách hàng, chúng tôi nhận thấy các nhà sản xuất trong ngành thực phẩm và đồ uống, xi măng, nước và nước thải cũng như trong ngành hóa chất trong nước đang bắt đầu nhận ra nhu cầu phải số hóa để duy trì tính cạnh tranh đồng thời thu lợi ích từ việc nâng cao tính linh hoạt trong sản xuất, mức độ hiệu quả cao và giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường trong chu trình cải tiến của họ”.
Mai Thanh

Related posts

Để lại một bình luận

Required fields are marked *