Nhận bản tin Online
Bài viết mới
Doanh nghiệp Nhật Bản thâm nhập ngành thực phẩm Việt Nam
Đời sống & kinh tế

Doanh nghiệp Nhật Bản thâm nhập ngành thực phẩm Việt Nam 

Các DN Nhật Bản đang tích cực thâm nhập ngành công nghiệp chế biến và phân phối thực phẩm của Việt Nam thông qua các thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) với các DN Việt Nam trong ngành này. Cùng với xu hướng này là sự xuất hiện của Tập đoàn bán lẻ AEON với việc đầu tư 2 trung tâm thương mại tại TP.HCM và Bình Dương.


Lễ vinh danh sản phẩm dịch vụ tin và dùng năm 2012.

Ngày 13-8-2012, đại diện Công ty Kian Joo Can Factory Bhd (KJCF) của Malaysia cho biết đã đạt được thoả thuận bán lại 60% cổ phần của mình trong Liên doanh Kian Joo Canpack Co Ltd (KJCPV) chuyên gia công nước giải khát đóng lon tại KCN Mỹ Phước (Bình Dương) với giá 9,3 triệu USD. Bên mua chính là đối tác đang nắm giữ 40% cổ phần còn lại trong liên doanh – Công ty Nihon Canpack của Nhật Bản. KJCPV chuyên sản xuất các loại nước giải khát như cà phê, trà, thức uống bổ sung năng lượng và nước trái cây đóng lon theo quy trình chiết rót nóng hoặc quy trình tiệt trùng theo công nghệ Nhật Bản.

Trước đó, hồi tháng 4-2012, Tập đoàn thương mại đa ngành Sojitz của Nhật Bản cũng hợp tác cùng một hãng thực phẩm đồng hương mua lại Công ty Cổ phần Hương Thủy và sử dụng hạ tầng cơ sở của công ty này để mở rộng thị phần tại thị trường Việt Nam nhiều tiềm năng. Theo kế hoạch, Sojitz – hiện đang nắm giữ 25,01% số cổ phiếu của Hương Thủy – sẽ mua thêm 25,99% số cổ phiếu, trong khi đối tác trong thương vụ là hãng thực phẩm Kokubu lớn hàng đầu Nhật Bản cũng sẽ mua lại 19% số cổ phiếu đã phát hành từ Công ty New Land.


Công nghiệp phân phối và chế biến thực phẩm.

Sau khi mua lại Hương Thủy, Sojitz dự định sử dụng mạng lưới hạ tầng có sẵn này và kết hợp với bí quyết phân phối hàng hoá của Kokubu cũng như triển khai một số thiết bị làm lạnh thực phẩm để tăng hiệu quả phân phối. Dự kiến vào năm 2016, Sojitz sẽ nâng doanh thu bán hàng của Hương Thủy từ mức 4 tỷ yên trong năm 2011 lên mức 20 tỷ yên, đồng thời nghiên cứu khả năng xây dựng mạng lưới cung cấp hàng thực phẩm cho Myanmar, Campuchia và dần mở rộng ra toàn bộ khu vực Đông Nam Á.

Một thương vụ M&A đình đám khác trong ngành thực phẩm là Tập đoàn Ezaki Glico đã mua 14 triệu cổ phiếu (tương đương 10% vốn cổ phần sau khi phát hành) trong đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ của Công ty Cổ phần Kinh Đô (KDC).

Trả lời về chiến lược kinh doanh trong thời gian tới, ông Katsuhisa Ezaki – TGĐ kiêm Chủ tịch của Ezaki Glico cho biết thông qua mạng lưới phân phối mà Kinh Đô có, công ty sẽ tiếp tục lên kế hoạch phân phối các sản phẩm của công ty tại thị trường Việt Nam. Trước mắt, trong tháng 9-2012, Ezaki Glico sẽ công bố hợp tác với Kinh Đô để phân phối sản phẩm bánh Pocky nhập khẩu từ Nhật Bản. Kì vọng doanh thu của Ezika Glico tại thị trường Việt Nam trong 5 năm tới là 3 tỉ yên Nhật.

MT

Related posts

Để lại một bình luận

Required fields are marked *