Nhận bản tin Online
Bài viết mới
Việt Nam đầu tư để phát triển ngành công nghiệp vi mạch
Sự kiện

Việt Nam đầu tư để phát triển ngành công nghiệp vi mạch 

Dưới sự chủ trì của Phó chủ tịch UBND Tp.HCM Lê Mạnh Hà buổi họp sẽ báo cáo tổng quát đề án phát triển ngành công nghiệp vi mạch. Đây được xem là một trong những chương trình trọng điểm của Tp. HCM.


Ông Chu Ngọc Anh tại hội nghị công nghệ vi mạch lần hai.

Mục tiêu của quốc gia cho chương trình phát triển vi mạch sẽ được UBND Tp.HCM xây dựng dựa trên 4 đề án và 2 dự án cụ thể là đề án đào tạo nguồn nhân lực vi mạch, đề án ươm tạo doanh nghiệp công nghệ vi mạch và hệ thống nhúng, đề án quảng bá và đề án thiết kế sản xuất thử nghiệm vi mạch. Dự án xây nhà máy chip điện tử và dự án xây dựng Design House sẽ được thực hiện từ năm 2013 đến năm 2020.

Nhằm thúc đẩy kinh tế cũng như giảm nhập siêu điện tử, ông Lê Mạnh Hà cho biết: “Theo báo cáo dự kiến doanh thu vi mạch vào năm 2017 sẽ đạt 120 đến 150 triệu đô la/năm, thành phố sẽ có những chính sách tốt phù hợp để phát triển lĩnh vực này. Đây là một trong những dự án phát triển công nghệ cao thì chúng ta cần phải đề xuất một số chính sách mới là mời các bộ ngành tham gia trực tiếp vào ban chỉ đạo phát triển vi mạch điện tử, khi đó chính sách sẽ được tiếp thu và triển khai thuận lợi”.

Theo báo cáo của ông Ngô Đức Hoàng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) – Đại học Quốc gia Tp.HCM, thành viên của tổ giúp việc cho ban chỉ đạo chương trình, hiện Tp.HCM đang đi đầu cả nước về lĩnh vực vi mạch, hiện có một số tập đoàn cũng như công ty nước ngoài về vi mạch như Renesas, Applied Micro và Esilicon.

Ông Đỗ Văn Lộc, Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ chia sẻ khi ông có dịp tham quan Ấn Độ, thì việc Tp.HCM tập trung xây dựng dự án phát triển công nghệ cao là bước đi đột phá, bởi vì những quốc gia như Ấn Độ đang chuyển sang thiết kế vi mạch. Nên tôi cho rằng Việt Nam cần triển khai dự án càng sớm càng tốt.

Ông Nguyễn Văn Thọ, Tổng giám đốc CNS mong muốn sẽ có sự hỗ trợ của Chính phủ khi sản phẩm vi mạch làm ra, đặc biệt cần có chính sách bao tiêu sản phẩm mà khách hàng đầu tiên là quốc gia như Việt Nam, có như vậy dự án mới thành công và nhân rộng cho việc phát triển sản phẩm,…Dự án này sẽ được Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn thực hiện và nhà máy sẽ được xây dựng tại khu công nghệ cao Tp. HCM với tổng số vốn 7.004 tỉ đồng tương đương 340 triệu đô la mỹ.


Hội nghị công nghệ vi mạch lần hai.

Related posts

Để lại một bình luận

Required fields are marked *