Nhà tích hợp hệ thống: ITD (The integrated system)
Nhân tố thúc đẩy tăng trưởng năm 2012 có gì mới, Việt Nam cần thu hút FDI cũng như các nguồn viện trợ ODA ra sao? Điều này có phụ thuộc ít nhiều đến các dự án đầu tư cho thiết bị tự động hóa công nghiệp. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan công bố ngày 1-2-2012, năm 2011, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 203,66 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm trước. Vậy thị trường thiết bị có chính thức tăng trưởng hơn mọi năm như số liệu thống kê trên, và khi đã có dấu hiệu phục hồi từ cuộc suy thoái toàn cầu, nhà tích hợp hệ thống nào nổi trội để cung cấp cho dự án được hoàn chỉnh…vấn đề này cũng phụ thuộc vào các hãng sản xuất lớn như ABB, E + H, Siemens, Rockwell Automation …Trong phân khúc đặc biệt này, các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp nói với chúng tôi về quan điểm của họ và làm thế nào để họ tận dụng các cơ hội lớn cho việc mở rộng công ty và tăng trưởng thị trường thiết bị trong năm tới. Như vậy Việt Nam mới đủ tầm, tài và lực để làm cơ sở vững bước trong tiến trình hội nhập kinh tế và góp phần tăng trưởng GDP.
IA VIETNAM: Nhân dịp này, IAVIETNAM mong muốn được cung cấp thông tin nhiều hơn, và thị trường luôn làm cho nhà kinh doanh cần phải tính toán, vậy ông, bà hãy chia sẻ dự định của năm nay và kế hoạch cho năm tới?
Ông Eric Chan: Chúng tôi lạc quan về tiềm năng phát triển tại Việt nam. Hiện tại ABB đã và đang tiếp tục đầu tư vào Việt Nam để khẳng định vị trí của mình trên thị trường đồng thời tham gia một phần vào quỹ đạo phát triển này. Chúng tôi mong muốn trở thành một đối tác mà khách hàng tin cậy để hợp tác phát triển.
ABB đã đưa ra kế hoạch phát triển trong nhiều năm và đang trong quá trình thực hiện. Một trong những hoạt động gần đây nhất là chúng tôi vừa chuyển Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh sang tòa nhà REE Tower, mở rộng văn phòng lên gấp nhiều lần với mục đích nhằm hỗ trợ khách hàng một cách tốt hơn đồng thời đáp ứng các yêu cầu của quá trình phát triển.
Đổi mới là giá trị phát triển cốt lõi của ABB. Chúng tôi chú trọng vào điểm này để đưa ra các giải pháp mới nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng gia tăng và phức tạp hơn của khách hàng hiện tại cũng như khách hàng mới.
Ông Rolf M. Leber: Endress+Hauser nhận thấy rằng, đẩy mạnh sự hiện diện tại thị trường Việt Nam đang phát triển nhanh chóng thật sự là cần thiết, thông qua kết quả đầu tư nước ngoài về lĩnh vực công nghiệp và cơ sở hạ tầng vào Việt Nam rất đáng kể trong thời gian qua. Chính vì thế, Endress+Hauser đã thành lập văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam từ tháng 12 năm 2011. Đó là sự thể hiện gần gũi hơn và hỗ trợ khách hàng của mình như “những người đại diện cho tự động hóa trong công nghiệp sản xuất”.
Bà Nguyễn Thị Mai Hương: Từ khi chúng tôi đặt hệ thống phân phối sản phẩm của Mitsubishi tại thị trường Việt Nam, chúng tôi tập trung vào ba điểm chính như sau; giới thiệu những sản phẩm mới có nhiều tính năng tân tiến, đầu tư vào các dự án tự động hóa nhà máy và các cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi luôn coi trọng việc làm thỏa mãn nhu cầu của mọi khách hàng về các dịch vụ.
IA VIETNAM: Người ta luôn ví von rằng, các dự án như là một cái bánh ga tô được đặt trong rừng sâu, ai biết cách tìm đường sẽ cắt được miếng bánh lớn? Vậy theo ông, bà những kinh nghiệm bao năm qua có giúp cho ông, bà những thông tin, giải pháp tốt nhất để đạt được điều đó?
Ông Eric Chan: Tôi tin tưởng rằng những hoạt động trong những năm vừa qua đã đưa chúng tôi đến vị trí tốt hơn và đạt được phần lớn hơn của miếng bánh này. Lắng nghe và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng là điểm quan trọng nhất để phát triển thị phần của mình. Chúng tôi muốn nhấn mạnh lần nữa, ABB luôn mong muốn trở thành đối tác mà khách tin cậy để hợp tác phát triển.
Ông Rolf M. Leber: Thế giới đang ngày càng nhỏ hơn. Chẳng hạn như, một nhà máy có thể được xây dựng tại Việt Nam, nguồn tài chính từ Đức, thiết kế được thực hiện tại Hàn Quốc và nhà thầu từ Trung Quốc. Vì vậy, hiện diện bất kỳ nơi đâu mà mọi việc đang diễn ra là điều cần thiết. Điều này đòi hỏi tư duy toàn cầu và hành động địa phương.
IA VIETNAM: Các dự án trong ngành công nghiệp nặng và ngành công nghiệp điện tại Việt Nam rất nhiều, vậy ông, bà có những nhận định nào khi thúc đẩy kinh doanh cho sản phẩm của mình?
Ông Eric Chan: Chúng tôi có danh tiếng tốt trong các dự án đã được lắp đặt ở Việt Nam và sẽ chú trọng phát triển hơn nữa mảng thị trường quan trọng này. ABB và các đối tác sẽ tiếp tục kết hợp chắt chẽ với khách hàng trong ngành công nghiệp nặng và công nghiệp điện. Đối với các nhà máy hiện có, việc áp dụng tiết kiệm năng lượng và dịch vụ kỹ thuật là những lĩnh vực tiềm năng để hợp tác phát triển.
Ông Rolf M. Leber: Chúng tôi cung cấp nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau cho ngành công nghiệp điện và năng lượng trong nhiều năm qua – nhưng sản phẩm không thì chưa đủ. Khách hàng ngày nay mong đợi chúng ta cung cấp giải pháp hoàn chỉnh ngay từ giai đoạn thiết kế đến dịch vụ với các giá trị gia tăng một khi nhà máy đi vào hoạt động. Đây là nơi mà chúng tôi có thể thêm giá trị cho quý khách hàng.
IA VIETNAM: Tôi đi nhiều nhà máy, tiếp xúc nhiều lĩnh vực sản xuất và luôn ghi chép các ý kiến từ những người điều hành làm kỹ thuật, họ luôn mong muốn nhà máy vận hành ổn định, mà nếu ổn định thì họ luôn cần hỗ trợ từ nhà cung cấp như: bảo trì khi có sự cố, mua thiết bị gấp khi không may bị hỏng…nghe qua tưởng chừng đơn giản, nhưng không đơn giản chút nào, vậy thì theo ông, bà kế hoạch, giải pháp hay lời khuyên nào để giúp họ vận hành ổn định?
Ông Eric Chan: Chương trình dịch vụ kỹ thuật trọn đời của ABB có thể giải quyết vấn đề này và đảm bảo khách hàng yên tâm về các máy móc của ABB. Đây là chương trình mà tập đoàn ABB trên thế giới thực hiện trong nhiều năm qua. Chương trình này bao gồm nhiều yếu tố dịch vụ kỹ thuật khác nhau như chẩn đoán và bảo trì phòng ngừa, hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật, nâng cấp, hoán cải, v.v để tối thiểu hóa thời gian dừng sản xuất đột ngột.
Đối với kênh phân phối dịch vụ kỹ thuật, trong phạm vi ABB, ngoài các dịch vụ hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho các sản phẩm cụ thể, chúng tôi còn có đội ngũ kỹ thuật toàn công ty được tạo thành bởi sự kết hợp giữa dịch vụ kỹ thuật của các dòng sản phẩm khác nhau, từ các bộ phận kinh doanh khác nhau. Ngoài ra, chúng tôi còn có hệ thống các đối tác kênh phân phối cung cấp các dịch vụ hỗ trợ với các mức độ khác nhau theo trình độ kỹ thuật của mình.
Ông Rolf M. Leber: Thông tin đầy đủ về tình trạng nhà máy của quý khách hàng được cung cấp để tính đến kế hoạch bảo trì tốt. Phần mềm quản lý vòng đời W@M của Endress+Hauser sẽ cung cấp đầy đủ thông tin mới nhất về tất cả tài sản, bao gồm cả sản phẩm của các nhà cung cấp khác. Phần mềm quản lý vòng đời W@M này là một hệ thống quản lý thông tin mở cung cấp luồng dữ liệu và lưu trữ cho việc quản lý kỹ thuật và hoạt động của nhà máy hoàn chỉnh, thậm chí thuận tiện bất kỳ lúc nào và ở đâu. Bắt đầu từ thiết kế, mua sắm thiết bị vật tư và vận hành đến hoạt động, bảo trì và thay thế các thành phần riêng lẻ, W@M là một nền tảng thông tin mở và linh hoạt với công cụ và dịch vụ tại chỗ, hỗ trợ quý khách hàng trong suốt vòng đời của nhà máy. Đặc biệt trong giai đoạn hoạt động, sản phẩm W@M của chúng tôi cung cấp thông tin sẵn có một cách nhanh chóng và luôn được cập nhật: có thể đó là phụ tùng thay thế, xác minh các phiên bản phần mềm, theo dõi hồ sơ các thiết bị và xem cơ sở dữ liệu của nhà máy với các thiết bị đã được lắp đặt.
Bà Nguyễn Thị Mai Hương: Với tư cách và trách nhiệm của nhà phân phối hàng đầu tại Việt Nam, chúng tôi luôn coi trọng hiệu suất sản xuất của nhà máy là ưu tiên hàng đầu, bất kể nhà máy nào có vấn đề về sự cố, đều được chúng tôi đáp ứng, hàng hóa luôn được chúng tôi lưu kho với số lượng lớn tại Việt Nam. Tuy nhiên, để mọi nhà máy đượn ổn định lien tục, thì các cán bộ kỹ thuật cần xác định thiết bị thường xuyên thay thế để đặt hàng, vì có một số chủng loại hạn chế, không có sẵn mà phải đặt trước để sản xuất tại nhà máy ở Nhật Bản. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến tầm quan trọng của dòng sản phẩm cho những bộ phận hay gặp sự cố, vị trí của nhà máy (với nơi cung cấp hàng,..). Chúng tôi luôn sẵn sang hợp tác, tư vấn để có giải pháp tốt và giúp họ vận hành ổn định.
IA VIETNAM: Thị trường thiết bị luôn làm cho các nhà tích hợp hệ thống oằn mình để có dự án, vậy ông cần sự hỗ trợ nào từ các nhà cung cấp thiết bị?
IA VIETNAMl: Những vấn đề ông vừa nói ở trên, thì các nhà tích hợp hệ thống lớn chưa nhiều. Vậy chúng ta cần phải làm gì để bắt tay cùng nhau chia sẻ dự án?
IA VIETNAM: Văn hóa kinh doanh cần phải thay đổi như thế nào, góc độ kinh doanh lớn và dự án nhiều như ITD Automation, vậy thì dịch vụ sau bán hàng có đảm bảo?
Related posts
Bài viết mới
Giải quyết mức tiêu thụ điện năng với ADI MAX78000
Sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và tự động hóa công nghiệp đã…
Quỹ ME Innovation Fund của Mitsubishi Electric đầu tư vào Formic Technologies
Tập đoàn Mitsubishi Electric đưa ra thông báo rằng quỹ ME Innovation Fund của họ đã đầu tư vào Formic…