Theo kế hoạch, Ban “Cơ sở hạ tầng và Thành phố” mới được thành lập sẽ chính thức hoạt động vào cùng ngày. Trong tương lai, hoạt động kinh doanh của Siemens sẽ được tiến hành theo bốn ban là Ban Công nghiệp, Ban Cơ sở hạ tầng và Thành phố, Ban Năng lượng và Ban Y tế. Thông qua việc xây dựng ban mới, Siemens mong muốn sẽ trở thành công ty dẫn đầu trong sự tăng trưởng năng động của các thành phố và các nguồn đầu tư về cơ sở hạ tầng. Ngài Peter Löscher, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Siemens AG cho biết “Hoạt động kinh doanh của chúng tôi đang tập trung mạnh mẽ vào tăng trưởng. Cơ cấu tổ chức mới sẽ giúp chúng tôi tiếp cận gần hơn nữa với khách hàng. Ban Cơ sở hạ tầng và Thành phố sẽ mở ra những cơ hội kinh doanh mới ở thị trường đang tăng trưởng của các thành phố. Ngài Roland Busch, Tổng giám đốc điều hành Ban Cơ sở hạ tầng và Thành phố cũng cho biết: “Các thành phố hiện đang đối mặt với những thách thức to lớn là làm sao đạt được sự hài hòa giữa sự phát triển đô thị với việc duy trì chất lượng cuộc sống tốt. Chúng tôi cung cấp những giải pháp toàn diện và đồng bộ để đạt được mục tiêu này. Và để có thể phục vụ tốt hơn nhu cầu của các thành phố, Ban mới sẽ chuyên trách về mảng thành phố và cơ sở hạ tầng”.
Ban Cơ sở hạ tầng và Thành phố sẽ quản lý hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực thành phố và cơ sở hạ tầng trên toàn cầu từ trụ sở Mu-nich, Đức. Siemens đang kết hợp những thế mạnh của mình với các hoạt động kinh tế để tạo thành 1 đơn vị đồng nhất nhằm cung cấp cho các thành phố những giải pháp về vận chuyển, bảo vệ môi trường, và tiết kiệm năng lượng. Ban Kinh doanh mới với khoảng 87.000 nhân viên sẽ bao gồm bộ phận Vận chuyển và Công nghệ tòa nhà từ Ban Công nghiệp, bộ phận truyền tải Điện và Lưới điện Thông minh từ Ban Năng lượng.
Ban Cơ sở hạ tầng và Thành phố sẽ bao gồm 5 bộ phận: Hệ thống đường sắt (dành cho phương tiện đường sắt), Vận chuyển và Hậu cần (giao thông, vận tải và quản lý hậu cần), Trung và Hạ thế (Điện), Lưới điện Thông minh (mạng lưới điện thông minh) và Công nghệ Tòa nhà. Thông qua việc thành lập này, các bộ phận có thể định hướng hoạt động kinh doanh của mình bám sát hơn với thị trường mục tiêu và phát triển cơ hội kinh doanh trong các thị trường tăng trưởng của thành phố thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ phận.
Để tận dụng tiềm năng tăng trưởng này, Siemens sẽ áp dụng phương pháp tiếp cận mới cho hoạt động bán hàng, cũng như nghiên cứu và phát triển đối với lĩnh vực kinh doanh đô thị. Trung tâm Nghiên cứu, nơi mà Siemens kết hợp những thế mạnh về chuyên môn cho cơ sở hạ tầng đô thị, là một phần vô cùng quan trọng của chiến lược này. Trung tâm đầu tiên hiện đang được xây dựng ở Luân Đôn, và 2 trung tâm khác được dự kiến sẽ được đặt ở Châu Á và Hoa Kỳ. Tại đây, các chuyên gia của Siemens sẽ nghiên cứu những giải pháp mới cho đô thị và thiết kế những gói giải pháp và sản phẩm đặc biệt của Siemens phục vụ cho những nhà hoạch định và quản lý đô thị. Các gói này sẽ bao gồm các giải pháp giao thông tích hợp nhằm hạn chế tình trạng ách tắc cũng như những khái niệm sáng tao giúp cắt giảm việc tiêu thụ điện năng – từ đó giảm chi phí cho các thành phố trên trên diện rộng. Ngay cả đối với trường hợp quỹ đầu tư còn nhiều hạn chế, các giải pháp của Siemens như Hợp đồng tiết kiệm Năng lượng sẽ giúp các thành phố và cộng đồng cắt giảm chi phí và cải thiện sự cân bằng tự nhiên. Thêm vào đó, các giải pháp từ Siemens như hệ thống thu phí đường bộ mang lại cho các thành phố và công đồng những nguồn thu mới.
Siemens trực tiếp gặp gỡ với những nhà quản lý đô thị thông qua nhóm Quản lý các Tài khoản Khách hàng Đô thị. Là đối tác liên hệ trung tâm, họ sẽ trực tiếp cung cấp cho các đô thị toàn bộ dải sản phẩm đồng bộ của Siemens. Thêm vào đó, họ đóng góp kinh nghiệm của bản thân nhằm phát triển hơn nữa dải sản phẩm của công ty cho các thành phố. Tiếp cận với khách hàng là động lực chính để đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty và là một phần của hệ thống mục tiêu One Siemens.
Ban Công nghiệp với cơ cấu tổ chức mới sẽ tập trung vào các khách hàng công nghiệp. Ban sẽ tiếp tục củng cố hoạt động kinh doanh dịch vụ và liên quan tới công nghiệp, đồng thời mở rộng vai trò hàng đầu về các phần mềm công nghiệp. Với khoảng 100.000 nhân viên, Ban sẽ bao gồm 3 Bộ phận: Tự động hóa Công nghịêp, Công nghệ Truyền Động cùng với bộ phận mới thành lập là Dịch vụ Khách hàng.
Ban Năng lượng vẫn tiếp tục là nhà cung cấp hàng đầu thế giới với dải sản phẩm, giải pháp và dịch vụ phong phú cho lĩnh vực sản xuất – truyền tải năng lượng, và sản xuất, chuyển đổi, và vận chuyển các nguồn năng lượng chính là dầu và khí gas. Với tổng số nhân viên lên đên 75.000 người, Ban sẽ bao gồm 6 bộ phận: Sản xuất điện từ năng lượng hóa thạch, Phong địên, Năng lượng Mặt trời và Hydro, Dịch vụ năng lượng, Dầu khí, và Truyền tải điện.
Ban Y tế không bị ảnh hưởng bởi việc tái cơ cấu này. Với, 49.000 nhân viên, Ban tiếp tục giữ vững vị trí là một trong những nhà cung cấp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Chăm sóc Y tế với 3 bộ phận: Chẩn đoán Hình ảnh và Xạ trị, Các sản phẩm Lâm sang, và Chẩn đoán.
Related posts
Bài viết mới
Mitsubishi Electric Thái Lan ra mắt Hợp tác xây dựng phát triển bền vững
Mitsubishi Electric Thái Lan đã chính thức triển khai sáng kiến Hợp tác xây dựng bền vững năm 2024. Được…
ADI – Hỗ trợ cho Tương lai của Xe điện
Đề cương Công nghệ và kỹ thuật phải sẵn sàng ứng dụng tích hợp các tiến bộ EV (Xe điện)…