Thế hệ Kỹ sư mới thông qua tài trợ phần mềm trị giá 71 triệu USD cho Chương trình Liên kết nâng cao Chất lượng Giáo dục Đại học Kỹ Thuật tại Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 4 năm 2011 – Siemens công bố chương trình tài trợ bằng hiện vật là phầm mềm trị giá 71 triệu USD cho Dự án Liên kết Nâng cao Chất lượng Giáo dục Đại học (HEEAP). Chương trình tài trợ bằng hiện vật này được thực hiện bởi Bộ phận Phần mềm Quản lý Vòng đời Sản phẩm của Siemens (Siemens PLM Software), một đơn vị thuộc bộ phận Tự động hóa công nghiệp của Siemens và là nhà cung cấp các dịch vụ và phần mềm quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) hàng đầu thế giới, nhằm giúp các trường đại học phát triển thế hệ kỹ sư mới của Việt Nam, .
Chương trình Liên kết Nâng cao Chất lượng Giáo dục Đại học Kỹ thụật (HEEAP) được xây dựng dưới sự hợp tác của chính phủ Việt Nam, cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), trường Kỹ thuật Ira A.Fulton của Đại học Tổng hợp Arizona (ASU), tập đoàn Siemens và tập đoàn Intel với đối tác thực hiện là các trường Đại học kỹ thuật hàng đầu tại Việt Nam nhằm nâng cao chương trình đào tạo Kỹ thuật Điện và Cơ khí của các trường. Mục đích của chương trình là phát triển đội ngũ nhân lực có kỹ thuật chuyên môn cao, nhờ đó giúp thu hút và duy trì sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ cao đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong các trung tâm công nghệ đỉnh cao
Hợp tác cùng Bộ giáo dục và đào tạo, lãnh đạo các trường đại học đối tác cùng lãnh đạo các ngành công nghiệp, chương trình HEEAP tập trung vào việc phát triển và nâng cao các chương trình đào tạo dạy nghề về kĩ thuật ứng dụng liên ngành thông qua việc đổi mới trong phương pháp giảng dạy và chuyển đổi cấp bậc đại học. Cụ thể là dự án sẽ tập trung vào chuyển đổi chương trình đào tạo kỹ thuật điện và cơ khí dựa trên lý thuyết thành ứng dụng và thực hành rộng rãi.
Nằm trong khuôn khổ của,phát kiến GO PLM™ của Siemens PLM Software, chương trình tài trợ này sẽ cung cấp phần mềm NX™ software, giải pháp phát triển sản phẩm kỹ thuật số toàn diện; và phần mềm Tecnomatix® software, giải pháp sản xuất kỹ thuật số cao cấp cho trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Cần Thơ, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh.
Ông Jeffrey S. Goss, Giám đốc Chương trình Liên kết Nâng cao Chất lượng Giáo dục Đại học Kỹ thuật và Trợ lý Trưởng khoa kỹ thuật mở rộng và đào tạo từ xa của trường Kỹ thuật Ira A.Fulton – Đại hoc Tổng hợp Arizona phát biểu “Công nghệ kỹ thuật cao như phần mềm PLM là thực sự cần thiết để trang bị cho các sinh viên trước những thách thức của nền kinh tế toàn cầu. Chúng tôi rất vinh hạnh được hợp tác với Siemens PLM Software để mang đến cho sinh viên Việt Nam cơ hội được tiếp cận với các công cụ tiên tiến qua đó cung cấp kiến thức và kinh nghiệm giúp cho các em đạt được thành công trong môi trường cạnh tranh cao”,.
Ngài Erdal Elver, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Siemems Việt Nam cho biết: “Siemens rất vui vì có thể hỗ trợ các trường đại học với công nghệ phầm mềm hiện đại của Siemens PLM software nhằm phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo đại học. Tài trợ này là cam kết của chúng tôi với Việt Nam về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tôi xin chúc chương trình sẽ có sự khởi đầu thành công và mang lại những lợi ích thiết thực cho những sinh viên tham gia trên con đường xây dựng và phát triển sự nghiệp của họ”.
Ông Rajiv Ghatikar, Tổng Giám đốc Điều hành khối APAC và Ôxtrâylia của Siemens PLM Software nhấn mạnh: “Siemens PLM Software mang đến cho các trường đại học của Việt Nam sự tiếp cận với công nghệ PLM, một công nghệ dường như là ngoài tầm với của các trường này, từ đó mang lại cho sinh viên lợi thế riêng biệt bằng việc có thể sử dụng công nghệ PLM đang được sử dụng rộng rãi tại các công ty sản xuất đa quốc gia hàng đầu thế giới. Kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình sử dụng những công cụ này sẽ trang bị tốt hơn cho các em sinh viên trước những công việc trong ngành sản xuất mang tính cạnh tranh cao đòi hỏi kiến thức đầy đủ về các công nghệ hiện đại ngày nay”
Dự án “Cơ hội Toàn cầu về Phần mềm Quản lý vòng đời sản phẩm của Siemens PLM” (GO PLM™) dẫn đầu Ban Công nghiệp về giá trị tài trợ bằng hiện vật, đồng thời kết hợp bốn chương trình cộng đồng khác bao gồm hợp tác đào tạo, nâng cao hiệu suất khu vực, phát triển và tái đào tạo nguồn nhân lực trẻ và chương trình PACE ( Đối tác cho việc Tăng cường hợp tác đào tạo kỹ thuật). GO PLM đem công nghệ PLM đến hơn một triệu sinh viên mỗi năm ở gần 10.800 học viện trên toàn cầu, nơi công nghệ này được sử dụng ở mọi cấp độ học thuật – từ cấp phổ thông đến các chương trình nghiên cứu của kỹ sư đã tốt nghiệp.
Chương trình liên kết nâng cao chất lượng đào tạo kỹ thuật (HEEAP)
Thông qua Chương trình Liên kết Đào tạo Thạc sỹ Kỹ thuật (HEEAP), cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), trường Kỹ thuật Ira A.Fulton của Đại hoc bang Arizona (ASU), Trường đại học Kỹ thuật và Khoa học máy tính Maseeh bang Portland và tập đoàn Intel sẽ hợp tác với các Trường Đại học Kỹ thuật hàng đầu tại Việt Nam để nâng cao chương trình đào tạo Kỹ thuật Điện và Cơ khí, được xem là trình độ cấp thiết cho ngành sản xuất công nghệ. Mục tiêu của chương trình nhằm hướng tới phát triển nguồn nhân lực có kỹ thuật chuyên môn cao, nhờ đó giúp thu hút và duy trì sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ cao đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam ở các trung tâm công nghệ đỉnh cao
Related posts
Bài viết mới
Điện năng tiêu thụ: Chỉ số quan trọng trong Quản Lý Sản Xuất
Tiêu thụ năng lượng không chỉ là một khoản chi phí vận hành – nó còn là yếu tố quan…
HMS Networks ra mắt dòng thiết bị an ninh công nghiệp Anybus Defender
HMS Networks hiện chính thức thông báo ra mắt Dòng sản phẩm Anybus Defender, một bộ thiết bị bảo mật…