Nhận bản tin Online
Bài viết mới
AN DƯƠNG – TRIỂN LÃM VIETSTOCK 2018
Tự động hóa

AN DƯƠNG – TRIỂN LÃM VIETSTOCK 2018 

Từ ngày 17 đến 19 tháng 10 năm 2018, trong khuôn khổ triển lãm ngành chế biến thức ăn chăn nuôi và chế biến thịt – Vietstock 2018 diễn ra tại Trung Tâm triển lãm quốc tế SECC Q7 TP.HCM, Công Ty Kỹ Thuật Tự Động An Dương đã mang đến cho khách hàng giải pháp tổng thể cho nguồn điện và tự động hóa trong ngành chế biến thức ăn chăn nuôi bao gồm Trạm và đường dây trung thế đến 35kv, Tủ điện MSB – tủ điều khiển trung tâm MCC cho cả dây chuyền sản xuất, hệ thống giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu SCADA, phần mềm, chương trình quản lý sản xuất, hệ thống giám sát điện năng – PMS, và giải pháp tiết kiệm điện cho doanh nghiệp.

1. Tự động hóa bởi PLC
PLC hay còn gọi là bộ điều khiển logic lập trình là một thiết bị kỹ thuật số được sử dụng để tự động hóa các quá trình điều khiển, chẳng hạn như điều khiển máy móc trên máy, dây chuyền sản xuất, vv.

2. Scada trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi:
SCADA điều khiển giám sát và thu nhận dữ liệu là một hệ thống kiểm soát quy mô lớn cho quá trình tự động hóa công nghiệp như các nhà máy sản xuất thức ăn. Hệ thống SCADA đầy đủ bao gồm việc kết nối phần cứng tín hiệu PLC, thiết bị điều khiển, giao diện người dùng (đôi khi được gọi là các giao diện người máy hoặc HMI), thiết bị truyền thông và phần mềm đi kèm, hệ thống điều khiển trung tâm của SCADA. Hệ thống trung tâm thường ở xa các thiết bị điều khiển, Vì vậy, hệ thống cũng cần cảm biến lắp trên hệ thống để theo dõi và thu thập dữ liệu

3. Phần mềm quản lý sản xuất MES:
Manufacturing Execution System là một hệ thống điều khiển để quản lý và giám sát công việc trong quá trình sản xuất tại nhà máy. MES theo dõi tất cả thông tin sản xuất trong thời gian thực, nhận dữ liệu từ các máy, thiết bị theo định thời, màn hình máy và nhân viên.

Mục tiêu của một hệ thống thực hiện sản xuất là cải thiện năng suất và giảm thời gian chu kỳ sản xuất, tiết kiệm chi phí, chuyên nghiệp hóa đến từng khâu sản xuất nhỏ nhất.

Bằng cách kết hợp MES với phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) quản lý nhà máy có thể được chủ động về bảo đảm việc phân phối các sản phẩm chất
lượng, hiệu quả kịp thời.

4. Hệ thống đo và giám sát điện năng – PMS:
– Giám sát chất lượng điện năng:
– Giám sát hệ số công suất, dao động điện áp, dòng điện, sóng hài, lệch pha, báo cáo suất tiêu hao điện kwh/ tấn sản phẩm, nước hơi, dầu…
– Thu thập dữ liệu, xuất báo cáo PMS, giờ cao điểm, giờ thấp điểm…

Related posts

Để lại một bình luận

Required fields are marked *