Các nhu cầu về một hệ thống thu thập dữ liệu – Datalogger
Ngày nay trong các ngành công nghiệp và khoa học kỹ thuật nhu cầu về việc thu thập dữ liệu từ nhiều trạm đầu cuối phân bổ trong một khoảng không gian rộng, địa hình phức tạp về một trung tâm duy nhất là có thực, ví dụ các ngành sau:
• Ngành công nghiệp xử lý nước: Hệ thống cấp nước cho một thành phố có khoảng phân bố rất rộng cùng với đó là nhu cầu thu thập dữ liệu từ nhiều điểm về một trung tâm (áp suất , lưu lượng , mức….).
• Ngành dự báo khí tượng thủy văn: Để dự báo được tình hình thời tiết của một vùng người ta phải đo đạc các số liệu tại các điểm khác nhau phân bố trong vùng lãnh thổ đó (như sức gió, độ ẩm, nhiệt độ, mực nước sông/ biển…) và tất nhiên là sau khi thu thập dữ liệu xong người ta muốn tổng hợp tất cả dữ liệu đó về một trung tâm.
• Ngành quản lý môi trường: Hệ thống quan trắc môi trường thu thập các thông số về môi trường (như: độ ồn, bụi, độ ẩm, nhiệt độ, thành phần của nước thải….) từ nhiều điểm trong thành phố và các khu công nghiệp…
Vấn đề đo đạc các dữ liệu như trên ngày nay không phải là chuyện quá phức tạp, nhưng vấn đề là dữ liệu đó được phân bổ trong một khoảng không gian rộng với nhiều điểm cách xa nhau cần phải thu thập về một trung tâm, chúng ta cần 1 hệ thống đơn giản, giá thành thấp mà có hiệu quả cao.
Bài viết sau đây xin giới thiệu với các bạn một hệ thống thu thập dữ liệu hoàn chỉnh của hãng Technolog (Anh)
Các thành phần của hệ thống thu thập dữ liệu – datalogger:
Tổng quan về hệ thống thu thập dữ liệu:
Một hệ thống thu thập dữ liệu bao gồm các thành phần chính như sau:
• Các bộ thu thập dữ liệu tại điểm đo (datalogger)
• Phần mềm thu thập và xem dữ liệu tại trung tâm
• Mạng truyền thông (GSM, LAN, VPN)
Các bộ thu thập dữ liệu (Datalogger):
Bộ thu thập dữ liệu được lắp đặt ngay tại tại điểm đo và có chức năng thu thập dữ liệu theo thời gian cài đặt và gửi dữ liệu về trung tâm, giám sát các mức cảnh báo… Hãng Technolog có một dãy sản phẩm phong phú dùng để thu thập dữ liệu với các tính năng kỹ thuật như sau:
• Nguồn nuôi bằng PIN (khoảng 3 đến 5 năm thay PIN 1 lần).
• Dữ liệu đầu vào có thể là các dạng sau: 0 – 20mA, 4 – 20mA, 0 – 10V, 0 – 10mV, Áp lực (Pressure), Xung (Pulse) ….
• Module GSM tích hợp sẵn bên trong (Dùng SIM điện thoại di động như Vina, Mobi… để gửi dữ liệu về trung tâm). Ngoài ra còn có loại truyền dữ liệu về trung tâm bằng đường điện thoại cố định (điện thoại bàn).
• Có thể cài đặt được: có thể dùng phần mềm trên máy tính hoặc trên PDA để cài đặt cấu hình cho logger như thời gian lấy mẫu, thời gian gửi dữ liệu về trung tâm, mức cảnh báo,…
• Có thể lắp đặt ngầm dưới lòng đất, hoặc trong địa hình phức tạp (nơi lắp đặt phải có sóng GSM)
• Bộ nhớ dữ liệu 128K
• …
Phần mềm thu thập dữ liệu tại trung tâm – PMAC Plus:
Phần mềm PMAC Plus dùng để thu thập và lưu trữ dữ liệu (data) từ các bộ thu thập dữ liệu gửi về qua sóng GSM tùy theo thời gian cài đặt dữ liệu từ các bộ thu thập gởi về trung tâm theo từng giờ, từng ngày … sau đó được cập nhật vào database tại trung tâm.
Dữ liệu có thể được phân bố trên các bản đồ, ngay tại điểm đo như hình bên.
• Dữ liệu có thể được xem dưới dạng bảng giá trị hoặc xem dưới dạng đồ thị.
• Dữ liệu có thể xuất ra file excel làm báo cáo (report).
• Các thông báo cảnh báo sẽ xuất hiện ngay lúc có cảnh báo và được lưu lại trong cơ sở dữ liệu và có thể truy xuất để xem lại hoặc làm báo cáo.
• Có thể phân cấp người dùng, hạn chế quyền người vận hành …
• Có thể phân bố theo các lớp bản đồ từ tổng quát tới các điểm đo cụ thể.
• …
Xem dữ liệu theo kiểu đồ thị:
Xem dữ liệu theo kiểu bảng giá trị:
Phần mềm thu thập và xem dữ liệu tại chổ – PMAC Lite/PMAC Pocket
Nếu bạn không có nhu cầu gửi dữ liệu về trung tâm nhu đã trình bày trên thì bạn có thể xem dữ liệu trực tiếp tại các bộ thu thập dữ liệu theo các cách sau (trong trường hợp này ta không cần SIM để gởi dữ liệu về trung tâm):
• Xem dữ liệu bằng PDA: Bạn cài phần mềm PMAC Pocket (Free) trên chiếc PDA của bạn rồi kết nối PDA với bộ thu thập dữ liệu sau đó xem dữ liệu bằng phần mềm PMAC Pocket.
• Xem dữ liệu bằng máy tính: Bạn cài phần mềm PMAC Lite (Free) trên máy tính của mình rồi kết nối máy tính với bộ thu thập dữ liệu, sau đó mở phần mềm PMAC Lite lên xem dữ liệu.
Các giải pháp nối mạng Server – Client để xem dữ liệu tại nhiều điểm:
Dữ liệu sau khi đã thu thập về trung tâm ta có thể chia sẻ để xem được trên nhiều máy khách nhau theo các giải pháp sau đây:
Giải pháp PMAC Server-Client qua mạng LAN:
Để mở rộng người dùng trên phần mềm PMAC Plus, cần thiết lập mạng LAN nối các máy tính. Trên máy chủ cài đặt phần mềm PMAC Plus kích hoạt tính năng Server. Trên máy Client sử dụng phần mềm PMAC Plus kích hoạt tính năng Client. Với giải pháp này, trên máy chủ có toàn quyền xem toàn bộ hệ thống (tất cả các dữ liệu), các máy trạm sẽ giới hạn và phân quyền theo người dùng và theo nhóm. Giải pháp này đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu vì tất cả các dữ liệu đồng hồ đều tập trung tại máy chủ, các máy trạm chỉ xem dữ liệu lưu trữ tại cơ sở dữ liệu của máy chủ. Đây là giải pháp tối ưu nhất cho yêu cầu chia sẽ dữ liệu và phân quyền giám sát các Cello của mạng cấp nước.
Giải pháp PMAC Server-Client qua mạng Internet:
Để sử dụng giải pháp này cần thiết lập một mạng riêng (thuê bao SHDSL) hoặc mạng riêng ảo (VPN) sử dụng đường truyền Internet qua modem, sau đó tại các máy clients sử dụng phần mềm PMAC Plus kích hoạt chức năng Client như giải pháp mạng
Related posts
Bài viết mới
Mitsubishi Electric Thái Lan ra mắt Hợp tác xây dựng phát triển bền vững
Mitsubishi Electric Thái Lan đã chính thức triển khai sáng kiến Hợp tác xây dựng bền vững năm 2024. Được…
ADI – Hỗ trợ cho Tương lai của Xe điện
Đề cương Công nghệ và kỹ thuật phải sẵn sàng ứng dụng tích hợp các tiến bộ EV (Xe điện)…