Nhận bản tin Online
Bài viết mới
01 Th11 2024

Blog Tự Động Hóa

TP.HCM đã có công nghệ cao
Đời sống & kinh tế

TP.HCM đã có công nghệ cao 

Tạp chí Tự động hóa Công nghiệp có cuộc trao đổi với ông Lê Hoài Quốc – Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) về những thành tựu đạt được sau 10 năm hình thành và phát triển Khu công nghệ cao TP.HCM, đồng thời hé mở những chiến lược phát triển giai đoạn 2 nhằm đưa SHTP thành trung tâm nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao của TP.HCM và cả nước.

PGS-TS Lê Hoài Quốc


Thưa ông, sau 10 năm hình thành và phát triển, xin ông cho biết những kết quả đạt được của Khu CNC TPHCM trong thời gian qua?

Từ trên vùng đất đa phần là đất nông nghiệp của huyện Thủ Đức trước đây nay là Quận 9, Qua 10 năm qua xây dựng và phát triển KCNC kể từ ngày thành lập đến nay, những kết quả đạt được của KCNC đó là:

Kết quả đầu tiên có thể kể đến đó là cấp phép 66 nhà đầu tư công nghệ cao với tổng vốn trên 2,2 tỷ USD; trong đó 33 nhà đầu tư FDI có vốn đầu tư 1,79 tỷ USD với sự hiện diện của các nhà đầu tư sản xuất công nghệ cao lớn, có uy tín trên thế giới như Intel, Jabil của Hoa kỳ, Nidec của Nhật bản, Datalogics của Italia, Sonion của Đan Mạch,…; với kết quả này KCNC đã góp phần tích cực đóng góp vốn đầu tư FDI cho tăng trưởng kinh tế thành phố (chiếm 8,06% so với vốn FDI của Thành phố – riêng năm 2006 chiếm trên 43%).

Kế đến là kết quả hoạt động của 29 doanh nghiệp trong KCNC đóng góp vào giá trị xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài của Thành phố (từ 0,12% của năm 2006 tăng dần qua các năm, đến 2011 là 15,37% và 9 tháng đầu năm 2012 chiếm trên 25% với 1,61 tỷ USD) trong khi tỷ lệ diện tích KCNC – chỉ tính ở giai đoạn I là 298 ha chỉ chiếm khoảng 7,95% so với tổng diện tích các KCX – KCN của Thành phố và đã giải quyết gần 17.000 việc làm, tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng linh kiện, vật tư, thành phẩm và bán thành phẩm cho sản xuất sản phẩm công nghệ cao.

Tiếp đến là định hình được KCNC trên tất cả các mặt chính yếu: kết cấu hạ tầng giai đoạn I, môi trường đầu tư, cơ cở vật chất và các hoạt động bước đầu cho nghiên cứu – triển khai, đào tạo, ươm tạo; bước đầu tạo dựng môi trường nghiên cứu làm nền tảng cho phát triển khoa học công nghệ. Phát huy được hiệu quả sử dụng đất giai đoạn I trong việc lấp đầy cấp phép đầu tư (01 ha đất thu hút bình quân khoảng 10,92 triệu USD) và tạo giá trị xuất khẩu (mỗi năm 01 ha đất tạo ra bình quân khoảng 4,45 triệu USD).
Sau cùng, phải kể đến mặt được là đã xây dựng hình ảnh KCNC là “một địa chỉ” có sức thuyết phục, thương hiệu “SHTP” đã được thế giới biết đến và từng bước được khẳng định trong và ngoài nước.

Chỉ trong một thời gian ngắn, KCNC TP đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước với số lượng hàng trăm dự án nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, cung ứng dịch vụ công nghệ cao. Nhờ đâu mà KCNC có được hấp lực mạnh mẽ như vậy?

KCNC có được hấp lực hay kết quả thành công thu hút đầu tư trong và ngoài nước bởi những lý do sau:

Có thể nói giai đoạn giữa đầu 10 năm qua của KCNC nằm trong bối cảnh đất nước vượt qua được khủng hoảng kinh tế (năm 1997, 1998), kinh tế tăng trưởng và tăng tốc; Việt Nam được quốc tế đánh giá là quốc gia có chính trị ổn định, nền kinh tế năng động và chính sách cởi mở trong mời gọi, thu hút đầu tư; đây là một thuận lợi.

Kế đến, ngoài các cam kết mạnh mẽ của từ cấp Chính phủ, Thành phố đã tạo môi trường tốt nhất cho KCNC: bằng các chính sách ưu đãi tối đa từ giá thuê đất, chính sách thuế, các cam kết ưu đãi khác (như cung ứng hạ tầng, điện, nước,…), hay như ủy quyền cho BQL KCNC thực hiện thủ tục hành chính “một cửa tại chỗ” như cấp phép đầu tư, quyết định đầu tư dự án nhóm B, C và phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án nhằm rút thời gian và giải quyết nhanh nhất có thể có phục vụ nhà đầu tư.

Ngoài ra, có thể nói đến vị trí thuận lợi của KCNC chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 15km, lại kế bên với đại học quốc gia TP.HCM và gần như trung tâm điểm với xung quanh là các KCX – KCN.
Hơn thế, KCNC nằm ở một thành phố được coi là khu vực kinh tế năng động nhất nước và BQL KCNC luôn lấy mục tiêu xây dựng hình ảnh tốt nhất, thương hiệu “SHTP” trở thành thương hiệu mạnh, có uy tín làm tiêu chí hoạt động qua việc mời gọi đầu tư cũng như chăm sóc chu đáo doanh nghiệp hoạt động hiện hữu tốt nhất có thể. Sự hiện diện của Intel, tập đoàn Nidec và các nhà đầu tư khác trong và ngoài nước tại KCNC minh chứng cho những nổ lực, cố gắng của Thành phố nói chung và BQL KCNC nói riêng để tạo nên hấp lực của KCNC trong thời gian qua.

Ông đánh giá như thế nào về sự đóng góp của các doanh nghiệp hoạt động tại KCNC trong việc góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua phát triển sản phẩm công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao…trong thời gian qua?

Giá trị xuất khẩu sản phẩm sản xuất và dịch vụ của các doanh nghiệp trong KCNC so với giá trị xuất khẩu có yếu tố vốn đầu tư FDI của Thành phố chỉ chiếm từ 0,12% – hơn 1% ở những năm 2006-2007 nhưng chỉ trong khoảng 4 năm đã tăng lên chiếm hơn 25% đóng góp tích cực cho chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố giai đoạn vừa qua theo hướng tăng dần tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp (trong đó là sản xuất công nghệ cao) và giảm dần khu vực nông nghiệp.

Các dự án FDI từ quốc gia lớn hiện diện tại KCNC đã đặt ra yêu cầu phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất sản phẩm công nghệ cao, tuy rằng thời gian qua chúng ta đưa làm được nhiều ở điểm này (Hiện nay, BQL KCNC đang cùng Công ty Intel triển khai thực hiện chương trình công nghiệp hỗ trợ cho sản phẩm chipset đang sản xuất tại nhà máy Intel và cũng tiến hành tương tự với các công ty thuộc tập đoàn Nidec, Sonion, Datalogic, Jabil). Giải quyết được yêu cầu này chúng ta sẽ phát huy được tối đa đóng góp từ hoạt động của các doanh nghiệp trong KCNC trong việc nâng cao giá trị gia tăng sản xuất nội địa, phát triển mối liên kết ngược giữa các công ty đa quốc gia với doanh nghiệp nội địa, tạo môi trường cho hoạt động R&D tại các doanh nghiệp.

Để đáp ứng cho việc phát triển đi vào chiều sâu, KCNC đã đầu tư gì hoạt động R&D, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Kết quả đạt được ra sao?

Về tổ chức đã thành lập các Trung tâm Nghiên cứu triển khai (R&D), Trung tâm Đào tạo và Vườn ươm doanh nghiệp. Thành phố và BQL KCNC đã chi đầu tư mua sắm thiết bị cho 2 Phòng thí nghiệm công nghệ vi mạch bán dẫn và công nghệ nano, xây dựng Trung tâm đào tạo tại KCNC, ngoài ra Tập đoàn Nidec đã hỗ trợ máy móc thiết bị cho Phòng thí nghiệm cơ khí chính xác. Cơ sở vật chất Trung tâm đào tạo và 03 Phòng thí nghiệm này đã đưa vào khai thác hoạt động từ những năm 2009 và 2010.

Hoạt động của 03 đơn vị đã tạo được những kết quả ban đầu nhất định, hình thành hoạt động R&D, đào tạo gắn với doanh nghiệp và tạo dựng môi trường nghiên cứu làm nền tảng cho giai đoạn tăng tốc sắp tới nhằm tạo ra năng lực nội sinh về khoa học công nghệ. Cụ thể có thể kể một số kết quả chính: thu hút 16 tiến sĩ, thạc sĩ (trong đó có 4 chuyên gia Việt kiều) làm việc tại các phòng thí nghiệm; thực hiện các đề tài R&D, ươm tạo cấp nhà nước và thành phố và đạt được một số kết quả ban đầu chuyển giao một số ý tưởng công nghệ; tổ chức được khoảng 500 khóa, lớp đào tạo cho khoảng 7.000 lượt học viên; liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước đào tạo, đào tạo đón đầu, đào tạo bổ sung và cung cấp nguồn nhân lực: một số đối tác chính như Trường ĐH Windsor (Canada), Trường ĐH Sydney (Úc), Trường ĐH Nanyang Polytechnic (Singapore), Đại học Tsukuba (Nhật), với Trung tâm giới thiệu việc làm HEPZA, chia sẻ nguồn lực giảng viên với Trường Đại học Quốc gia TP.HCM,… Sắp tới sẽ hợp tác với Microsoft hình thành Học viện Microsoft đào tạo và cấp chứng chỉ quốc tế cho các khóa học về công nghệ thông tin.

Đã xây dựng và thiết lập quy trình ươm tạo, hoàn thiện hệ thống dịch vụ hỗ trợ thích hợp với nhu cầu các doanh nghiệp; những kết quả ươm tạo như: sản phẩm ươm tạo thử nấm độc “bộ Kit Elisa và thanh công cụ Quick Test”, bác sỹ gia đình HELP “Hệ thống kết nối chăm sóc sức khỏe cá nhân – bác sỹ gia đình” đã triển khai hoạt động thành công; khánh thành, khai trương đi vào hoạt động (tháng 9 năm 2012) dự án mLab do Ngân hàng thế giới tài trợ.

Những lĩnh vực, sản phẩm mũi nhọn nào mà KCNC sẽ thu hút đầu tư và sản xuất trong thời gian tới?

Để xây dựng KCNC trở thành một trung tâm công nghệ cao mạnh về sản xuất công nghiệp công nghệ cao, nơi cung cấp và nuôi dưỡng những cơ hội sáng tạo khoa học và công nghệ. Trong thời gian tới, KCNC sẽ tập trung thu hút đầu tư vào những lĩnh vực, sản phẩm mũi nhọn sau:

Tiếp tục chăm sóc hoạt động sản xuất sản phẩm CNC của các doanh nghiệp hiện hữu, trong đó nhất là tạo điều kiện cho sản xuất sản phẩm chipset của Intel và tập trung thu hút đầu tư vào 05 lĩnh vực ưu tiên: thông tin và truyền thông, sinh học, cơ điện tử, vật liệu mới, chế tạo máy – tự động hóa, năng lượng mới.

Thu hút đầu tư phát triển sản phẩm dịch vụ công nghệ cao, trong đó ưu tiên thu hút các dịch vụ công nghệ cao thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ; liên kết nghiên cứu – sản xuất – thị trường để sản phẩm sản xuất tại KCNC tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Ưu tiên thu hút vào KCNC các dự án công nghiệp phụ trợ có sản phẩm cung cấp cho nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao ngay tại chỗ; những dự án có quy mô nhỏ đã có các đối tác trong KCNC và các dự án có triển vọng tạo thành mắc xích quan trọng trong chuỗi giá trị gia tăng của một sản phẩm công nghệ cao.

Tăng cường thu hút đầu tư về đào tạo trong và ngoài nước vào Khu Không gian khoa học (hay còn gọi là khu trái tim của KCNC). Thu hút các chuyên gia khoa học, kỹ sư trong và ngoài nước – trong đó chú trọng lực lượng Việt kiều, tham gia hoạt động đào tạo và thực hiện công tác nghiên cứu khoa học tại các phòng thí nghiệm trọng điểm của KCNC.


Kỷ niệm 10 năm thành lập khu công nghệ cao.

Xin ông cho biết các bước chuẩn bị đầu tư cho giai đoạn II của dự án đã tiến hành đến đâu?

Để chuẩn bị đầu tư xây dựng giai đoạn II của KCNC, BQL KCNC đã thực hiện hoàn tất các công tác chuẩn bị như: Khảo sát địa chất và khảo sát khí tượng – thủy văn khu vực xây dựng; Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 đã được UBNDTP phê duyệt và Đánh giá tác động môi trường trên diện tích 587,07 ha của giai đoạn II đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt; Khảo sát chất lượng nguồn nhân lực và nghiên cứu việc hình thành cũng như triển khai đầu tư xây dựng các khu chức năng như: Bảo thuế, công nghiệp hỗ trợ, hậu cần và việc xây dựng các Khu nghiên cứu và phát triển, đào tạo, vườn ươm; hệ thống hạ tầng viễn thông – Internet phục vụ phát triển ICT trong KCNC.

Hiện tại Đề án đầu tư xây dựng giai đoạn II cũng đã được hoàn tất, đang trình UBNDTP xem xét, phê duyệt. Ngoài ra, do tính cấp bách và yêu cầu phục vụ công tác xúc tiến, mời gọi đầu tư, được UBNDTP chấp thuận vừa qua BQL KCNC đã triển khai đầu tư xây dựng trước 02 tuyến đường trục chính D1 và D2 của giai đoạn II cũng như tổ chức san nền lô I-9, I-10 theo quy hoạch được duyệt. Đồng thời, để chuẩn bị BQL KCNC cũng đã xây dựng kế hoạch triển khai và dự kiến nhu cầu vốn, nguồn vốn triển khai giai đoạn II, chi tiết phân lô đất để chuẩn bị cho xúc tiến đầu tư và xây dựng các phương án khả thi triển khai giai đoạn II sẵn sàng thực hiện ngay sau khi đề án đầu tư xây dựng giai đoạn II và chủ trương đầu tư được UBNDTP phê duyệt.

Mai Thanh

Related posts

Để lại một bình luận

Required fields are marked *