Dự án Nhiệt điện Kiên Lương (NĐKL) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đưa vào Tổng sơ đồ phát triển điện lực VI năm 2007. Năm 2008, dự án được UBND tỉnh Kiên Giang giao cho Tập đoàn Tân Tạo (ITACO) làm chủ đầu tư với tổng diện tích 555,9 ha và vốn đầu tư là 6,7 tỉ USD gồm: khu công nghiệp, khu đô thị, nhà máy nhiệt điện than (4.400 MW) và cảng biển nước sâu tại huyện Kiên Lương.
Quy mô công suất NĐKL vào khoảng 4.400-5-200MW gồm 3 nhà máy nhiệt điện đốt than công nghệ truyền thống. Nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương 1 công suất: 2 x 600MW. Nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương 2 công suất 2 x (600-1.000MW). Nhà máy nhiệt điện Kiên Lương 3 công suất 2 x 1.000MW. Nguyên liệu chính là than nhập khẩu (10-12 triệu tấn/năm) và nguyên liệu phụ là dầu FO/DO. Thời gian vận hành nhà máy dự kiến 3 nhà máy lần lượt vào năm 2013, 2015, 2017.
Trước đó, trong chuyến công tác làm việc với tỉnh Kiên Giang cuối tháng 4-2013, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cũng đã chỉ đạo tỉnh Kiên Giang làm văn bản trình Chính phủ thu hồi chủ trương đối với nhà đầu tư hiện nay, đồng thời tìm nhà đầu tư mới đủ năng lực để tiếp tục triển khai DA”. Mới đây nhất, Công ty Graham Bell and Associates Limited – GBA (Vương quốc Anh) đã có văn bản đề nghị làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang để xin chủ trương đầu tư vào dự án NĐKL.
Nếu mọi kế hoạch suôn sẻ, Nhiệt điện Long Phú 2, sẽ cùng các dự án điện khác, đang được chuẩn bị xây dựng, bổ sung một nguồn năng lượng lớn cho quốc gia. Việc tham gia vào Nhiệt điện Long Phú 2 có thể coi là một sự trở lại của Tập đoàn Tata, sau kế hoạch đầu tư dự án thép 5 tỷ USD ở Hà Tĩnh – cho tới giờ này vẫn chưa đạt được bất cứ tiến bộ nào.
Có diện tích đất dự án lớn, khoảng trên 900 ha, phải di dời gần 3.000 hộ dân, nên chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng cho dự án này ước tính lên tới 4.000 tỷ đồng. Ngân sách tỉnh không đủ lực để chi trả cho khoản tiền này. Song nhà đầu tư Tata lại chỉ cam kết ứng trước 30 triệu USD tiền đền bù giải phóng mặt bằng, giống như một nhà đầu tư khác cũng đang đầu tư ở KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh).
Đã có những đồn đoán về việc Tata sẽ rút khỏi dự án này ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo khẳng định từ phía Tata, thì hiện tại, Tập đoàn chưa đưa ra bất kỳ quyết định nào liên quan đến vấn đề này.
Theo kế hoạch mới, dự án nhiệt điện có công suất 1200 MW này dự kiến khởi công vào quý I/2014. Tổ máy thứ nhất và thứ hai sẽ lần lượt đi vào hoạt động vào quý III/2017 và quý I/2018. Sản lượng điện hàng năm dự kiến ở mức 7,5 tỷ Kwh.
Hiện tại, với Nhiệt điện Vân Phong 1, vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại, như hợp đồng thuê đất với tỉnh Khánh Hòa, hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)…
Quang Hải
Related posts
Bài viết mới
Kỹ thuật linh hoạt để đáp ứng yêu cầu khắt khe cho các nhà sản xuất thực phẩm ăn nhẹ
Công ty Siddhi Vinayak Agri Treatment sử dụng các sản phẩm FA của Mitsubishi Electric, như bộ điều khiển khả…
Mitsubishi Electric tăng vốn đầu tư vào Realtime Robotics để phát triển công nghệ Hoạch Định Chuyển Động cho các sản phẩm Tự Động Hoá
Tập đoàn Mitsubishi Electric thông báo rằng họ sẽ tăng khoản vốn đầu tư hiện có vào Realtime Robotics –…