Vì sao Đổi mới-Sáng tạo (Innovation, đưới đây viết tắt là ĐMST) được nhắc đến rất nhiều trong Dự án Thiên-Niên-Kỷ (Millenium Project) của Liên Hợp Quốc cho nhân loại ở thế kỷ 21? Vì sao từ khoảng những năm 1990, tên các bộ quản lý khoa học-công nghệ (KHCN) ở hầu hết các nước đều thêm (hay chuyển hẳn sang) từ ĐMST? Vì sao xuất hiện rất nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, phi chính phủ về ĐNST? Vì sao ĐMST đã trở thành đề tài nghiên cứu, ngành học cho mọi cấp học ở hấu hết các nước trên thế giới? Vì sao các cơ quan, tổ chức về ĐMST hay KHCN ở hầu hết các nước đều dưới dạng ủy ban, hội đồng… mang tính liên ngành chứ không phải là bộ (thiên về một lĩnh vực riêng biệt)? Trả lời tốt được các câu hỏi trên giúp hiểu thêm về tính hiệu quả của ĐMST và tính ưu việt của ĐMST so với mô hình KHCN.
ĐMST không chỉ là KHCN
KHCN lấy Tiền để làm ra Tri-thức; Còn ĐMST thì lấy Tri-thức để làm ra Tiền. KHCN chú trọng đến việc phát minh, sáng chế, xây dựng các lý thuyết, cấu trúc, tích lũy tri thức… mang tính hàn lâm; Còn ĐMST thiên về sử dụng tất cả những cái trên để tạo ra giá trị. Như vậy, KHCN tập trung chủ yếu vào khúc đầu (thượng nguồn) của chuỗi giá trị sản phẩm (với chủ yếu các phát minh sáng chế và ít thương gia-nhà ứng dụng CN); Còn ĐMST thì bao gồm cả khúc đầu, nhưng chủ yếu là khúc sau (hạ nguồn) của chuỗi giá trị sản phẩm (với cả nhà KHCN và chủ yếu là thương gia-nhà ứng dụng CN và vô số người tiêu dùng). KHCN chủ yếu dùng lý thuyết, cấu trúc đã chuẩn hóa trong KHCN và một số ít các cơ chế, quy định về quản lý (như các quy định về tài chính, thanh toán, nghiệm thu…). ĐMST và các thương gia-nhà ứng dụng CN không những phải biết về KHCN, các sản phẩm trung gian của từng đoạn, mà còn phải hiểu rõ các quy định, cách làm ăn, mô hình, cơ chế… sản xuất-kinh doanh-hoạt động và làm việc với nhiều bên tham gia như thuế, hải quan, các loại giấy phép, các loại ưu đãi,vv. ĐMST không chỉ cải tiến về KHCN mà cả trong những lĩnh vực liên quan để sao cho kinh doanh trên cơ sở CN được tốt hơn. Đây chính là lý do vì sao người ta phân biệt: ĐMST mang tính CN và ĐMST phi CN (technological innovation and non-technological innovation). Trong khi KHCN dễ theo trào lưu như hướng tới các đột phá CN (technology breakthroughs), công nghệ cao, công nghệ nguồn, vv. thì ĐMST quan tâm hàng đầu đến tính hiệu quả, tính khả thi.
Bảng sau nói về một vài sự khác biệt chính và qua đó cho thấytính hiệu quả của mô hình ĐMST so với mô hình KHCN.
Mô hình KHCN (cũ)
|
Mô hình ĐMST (mới)
|
Hầu
hết những người tài giỏi (trong một lĩnh vực nhất định) làm trong tổ chức của ta |
Không
phải hầu hết người tài giỏi làm cho ta, mà ta phải biết cách phát hiện và thu dụng được tri thức của những người tài chủ yếu ở bên ngoài |
Ta
phải phát minh, phát triển và làm hết việc kinh doanh, phân phối, bán hàng… |
Thuê
khoán ngoài về nghiên cứu-phát triển có lợi cho cả bên làm thuê khoán và bên thuê khoán căn cứ vào ưu thế, chiến lược, định vị, điều kiện, hoàn cảnh, … của từng bên |
Lợi
nhuận chủ yếu dựa trên phát minh sáng chế, nghiên cứu-phát triển |
Để
có lợi nhuận không nhất thiết phải xuất phát từ nghiên cứu |
Nếu
ta thương mại hóa trước tiên thì sẽ thắng lợi |
Có
mô hình kinh doanh tốt quan trọng hơn đưa ra thị trường đầu tiên |
Ai
có được phần lớn các ý tưởng hay nhất thì sẽ thắng |
Ai
sử dụng một cách hiệu quả nhất các ý tưởng trong và ngoài công ty thì sẽ thắng |
Phải
giữ chặt các sở hữu trí tuệ (SHTT) của ta để các đối thủ không được hưởng lợi từ các sở hữu trí tuệ đó |
Bán
SHTT cho bên ngoài cũng có lợi; Và cũng nên mua SHTT ở bên ngoài nếu kinh doanh sẽ có lời |
Thách thức của ĐMST
Phương pháp tiếp cận theo ĐMST đòi hỏi tính liên ngành cao. Nó không chỉ đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm, tư duy mà cả văn hóa, lối sống, doanh chí. ĐMST phải liên quan đến nhiều ngành và chắc chắn sẽ bị hạn chế, làm “khó” bởi vô số các văn bản, quy định, cơ chế, sự hợp tác, tính cầu thị để cùng tiến bộ.
Để thực sự ĐMST, cần tiến hành nhiều hoạt động ta chưa quen, chưa nằm trong chức năng nhiệm vụ hay sự phân công quản lý của nhà nước. Những việc mà ngay cả muốn làm cũng khó vì chưa có đủ các cơ chế, quy định cụ thể của nhà nước cho các hoạt động liên ngành. Việc Bộ KHCN thành lập các cơ quan hỗ trợ về doanh nghiệp, kinh doanh, ươm tạo, sản nghiệp hóa các khâu trong chuỗi cung ứng KHCN, vv. là những nỗ lực đúng hướng để đưa KHCN đến ĐMST.
Đinh Thế Phong
Related posts
Bài viết mới
Tự động hóa giúp giảm thiểu chất thải thực phẩm tại Radisson Blu Scandinavia lên đến gần 100%
Công nghệ Mitsubishi Electric đã cho phép phát triển các máy ủ phân tiên tiến có thể biến chất thải…
IO-Link mở ra những lĩnh vực ứng dụng mới
IO-Link đang tiếp tục trên một lộ trình tăng trưởng mở rộng cao. Điều này được thể hiện bằng cả…