Nhận bản tin Online
Bài viết mới
Mừng 50 năm thành lập điện khí hóa – tự động hóa thuộc Bách Khoa Hà Nội
Sự kiện

Mừng 50 năm thành lập điện khí hóa – tự động hóa thuộc Bách Khoa Hà Nội 

Đây là dịp lễ lớn thuộc Bộ môn Tự động hóa của Đại học Bách Khoa Hà Nội nhân kỉ niệm 50 năm thành lập 1962 – 2012.

Rất đông các sinh viên tham gia phần trả lời câu hỏi sản phẩm của Siemens 
– ảnh Mai Anh.

Ngày 19/5/2012 tại hội trường C2 trường Đại học Bách khoa Hà Nội bộ môn tự động hóa xí nghiệp công nghiệp đã long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 50 năm xây dựng và phát triển Điện khí hóa – Tự động hóa. Trong 50 năm qua, các thế hệ thầy, cô giáo và các sinh viên đã trải qua nhiều sự thay đổi cùng đất nước, những nỗ lực cố gắng của các thế hệ đã làm nên những thành tựu không nhỏ trong cuộc sống và sự nghiệp. Đây là dịp để các cựu giảng viên, các cựu sinh viên và các tân sinh viên có những cảm nhận, suy nghĩ về quá trình mình đã học tập tại đây và qua đó để nhìn nhận, đánh giá, cống hiến trong ngành tự động hóa nước nhà…từ giai đoạn đầu thành lập bộ môn ban đầu gồm 4 thầy và 1 cán bộ phục vụ giảng dạy, đó là thầy Nguyễn Bính, trưởng bộ môn đầu tiên, thầy Nguyễn Nam Tặng, Nguyễn Thành, Hồ Khắc Thiệu và cán bộ Hoàng Tất Hưng. Qua quá trình đào tạo và khóa 5 bắt đầu với 42 sinh viên được chọn từ các sinh viên học năm thứ hai ngành phát dẫn điện, kể từ đó ngày 20 tháng 5 trở thành ngày truyền thống thành lập của ngành Điện khí hóa – Tự động hóa trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Do có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, bộ môn cũng nắm bắt kịp thời về các thay đổi trong công nghệ sản xuất cũng như những thực tiễn trong công nghiệp đặt ra để mang lại các kiến thức mới cho sinh viên của trường. Đây cũng là nơi đầu tàu cung ứng nguồn nhân lực công nghệ cao cho các nhà máy từ Bắc đến Nam như: ngành Giấy, Xi măng, Nhiệt điện, Cơ khí, Luyện kim, Khai thác mỏ, in ấn, Rượu bia, nước giải khát và thức ăn chăn nuôi…hiện Bộ môn có đào tạo gồm 5 nhóm chuyên môn: Truyền động điện và trang bị điện máy công nghiệp, Điện tử công suất, Tự động hóa công nghiệp, Kỹ thuật vi xử lý và ứng dụng và Robot công nghiệp. Đối với những người làm về tự động hoá có lẽ chỉ có thể nói rằng thách thức tạo ra cơ hội, nhưng cơ hội cũng sẽ tạo ra thách thức mới.

Thúy Hiền



Related posts

Để lại một bình luận

Required fields are marked *