Xu hướng chuyển từ cấu trúc hệ thống điều khiển tập trung sang cấu trúc phân tán sử dụng các thiết bị thông minh đặt gần với khu vực sản xuất đang được ứng dụng rộng rãi. Trong rất nhiều ứng dụng trong ngành Hóa chất và Dầu khí thì những thiết bị này cần được kiểm định chứng nhận tuân thủ các qui định và tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo việc lắp đặt và sử dụng trong khu vực nguy hiểm.
Giải pháp của Siemens cung cấp khả năng bảo vệ thiết bị tuân thủ theo các tiêu chuẩn an toàn theo EU Guideline 94/9/EG (ATEX 100a) và CENELEC II 2 G (1) GD Eex de [ib/ia] IIC T4. Siemens luôn liên tục đổi mới các thiết bị, từ các trạm tín hiệu I/O cho đến các thiết bị hiện trường nhằm mang tới cho khách hàng giải pháp an toàn có tính cạnh tranh cao cho toàn bộ vòng đời của nhà máy bằng khả năng lắp đặt trực tiếp các mođun tín hiệu I/O trong khu vực nguy hiểm sử dụng công nghệ mạng trường PROFIBUS. Việc sử dụng công nghệ PROFIBUS còn cho phép cung cấp các thông tin chuẩn đoán hệ thống toàn diện và hỗ trợ quá trình bảo trì thiết bị nhanh chóng.
Khái niệm Trạm I/O phân tán mang tới khả năng tiết kiệm chi phí vật tư (cáp và các phụ kiện liên quan) và chi phí nhân công lắp đặt. Hơn nữa, khi sử dụng các tủ thiết bị được chứng nhận đặt trong Zone 1 và 2 của Siemens, khách hàng sẽ dễ dàng đạt đuợc chứng nhận chung cho ứng dụng đặt trong khu vực cháy nổ. Các thiết bị cho trạm thu thập tín hiệu phân tán có thể chịu được nhiệt độ lên đến 700C mang đến một giải pháp toàn diện cho việc lắp đặt thiết bị ngoài trời trong vùng khí hậu nhiệt đới.
Với một mô hình nhà máy tiêu biểu khoảng 1,200 đầu tín hiệu I/O thì chi phí riêng cho cáp đồng cũng lên đến khoảng 600,000 SGD (Singapo Đôla), mà thực tế có thể giảm bằng cách sử dụng cấu trúc phân tán. Việc tiết kiệm chi phí còn có thể gia tăng hơn nữa khi sử dụng bộ nguồn 230VAC của Siemens cho phép cấp điện AC trực tiếp vào khu vực Zone1 và 2 sử dụng cáp nguồn có đường kính nhỏ hơn, nghĩa là loại bỏ được hạn chế về khoảng cách trong thiết kế cáp nguồn 24 VDC. Chi phí có thể tiết kiệm được còn chưa tính đến khả năng giảm không gian sử dụng trong các khu vực và trong phòng điều khiển trung tâm, dẫn đến giảm chi phí xây dựng.
Trạm I/O phân tán ET200iSP cung cấp một giải pháp kết nối an toàn tới các thiết bị hiện trường bằng cách sử dụng các đầu nối mạ vàng và mô đun đầu cuối đấu nối sẵn. Như sẽ giảm các thiết bị đấu nối trung gian không cần thiết, cáp và giá đỡ mà không cần bổ sung thêm các phần bảo vệ cơ khí. Chức năng “Chuyển đổi Nóng” hay “Chuyển đổi Môđun An toàn” là các các tiêu chuẩn đặc trưng của các trạm I/O phân tán ET200iSP.
Khả năng tiết kiệm chi phí còn có thể tính đến là tiết kiệm thời gian vì việc sử dụng ET200iSP sẽ rút ngắn thời gian đấu nối, rất dễ dàng và nhanh chóng trong việc mở rộng và giảm thời gian thiết lập hệ thống.
Với chức năng truyền thông chuẩn HART kết hợp với phần mềm quản lý thiết bị nhà máy đảm bảo việc tối ưu hóa khả năng chuẩn đoán thiết bị trên hệ thống. Cơ chế tích hợp này cho phép thực hiện công tác bảo trì chủ động dẫn đến gia tăng thời gian hoạt động của thiết bị.
Tủ thiết bị của ET200iSP có chứng chỉ lắp đặt trong khu vực nguy hiểm cũng có 2 dòng sản phẩm tùy thuộc vào số lượng mođun I/O, không phụ thuộc vào thiết kế môđun đơn hay có dự phòng. Loại thứ nhất sử dụng cho nhiều nhất 15 môđun I/O, loại thứ hai dùng cho tối đa 25 môđun I/O. Các tủ được lắp đặt sẵn 02 cổng M32 cho cáp nguồn, 4 cổng M20 cho cáp mạng và 3-5 hàng các đầu cáp tín hiệu M16 cho phép kết nối từ 66 đến 111 đầu tín hiệu kết nối từ hiện trường (tùy kích thước tủ), cung cấp tính năng linh hoạt cho hệ thống. Và nếu có yêu cầu tủ sẽ được lắp đặt các ống thông hơi có cấp bảo vệ IP54.
Để biết thêm thông tin chi tiết, xin liên hệ:
Hoàng Thị Kiều Anh – phụ trách tiếp thị sản phẩm Simatic PCS7
Bộ phận Tự động hóa công nghiệp
Ban Công nghiệp – Công ty TNHH Siemens
5b Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08 3825 1900 ext 244
Fax: 08 3815 1580
Email: hoang-thi-kieu.anh@siemens.com
Related posts
Bài viết mới
Giải quyết mức tiêu thụ điện năng với ADI MAX78000
Sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và tự động hóa công nghiệp đã…
Quỹ ME Innovation Fund của Mitsubishi Electric đầu tư vào Formic Technologies
Tập đoàn Mitsubishi Electric đưa ra thông báo rằng quỹ ME Innovation Fund của họ đã đầu tư vào Formic…