Bình Dương xây nhà máy xử lý nước thải tại thị xã Dĩ An tại
Quỹ hỗ trợ Phát triển hạ tầng (ORIO) vừa làm việc với UBND tỉnh Bình Dương về việc Hà Lan chấp thuận tài trợ xây nhà máy xử lý nước thải tại thị xã Dĩ An. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 35 triệu euro, với phần vốn đối ứng từ phía địa phương chiếm khoảng 50%, số còn lại được ORIO tài trợ không hoàn lại.
Dự án nhà máy xử lý nước thải có công suất 15.000m3/ngày đêm, góp phần xử lý nguồn nước thải cho tỉnh Bình Dương trên khu vực khoảng 10.000 hộ dân cư trên địa bàn thị xã Dĩ An. Dự kiến, thời gian thực hiện vận hành, bảo trì là 10 năm.
Công ty Hitachi Zosen của Nhật đang nghiên cứu khả thi để xây dựng một nhà máy đốt rác phát điện tại TP Hồ CHí Minh
Dự án nhà máy xử lý nước thải có công suất 15.000m3/ngày đêm, góp phần xử lý nguồn nước thải cho tỉnh Bình Dương trên khu vực khoảng 10.000 hộ dân cư trên địa bàn thị xã Dĩ An. Dự kiến, thời gian thực hiện vận hành, bảo trì là 10 năm.
Công ty Hitachi Zosen của Nhật đang nghiên cứu khả thi để xây dựng một nhà máy đốt rác phát điện tại TP Hồ CHí Minh
Công ty Hitachi Zosen của Nhật đang nghiên cứu khả thi để xây dựng một nhà máy đốt rác phát điện công suất 1.000 tấn/ngày tại TPHCM với vốn đầu tư khoảng 100 triệu đô la Mỹ.
Ông Masanori Tsukahara, đại diện Công ty Hitachi Zosen cho biết hiện dự án đốt rác phát điện này đang trong quá trình nghiên cứu khả thi, công ty đang đánh giá tiềm năng lượng rác thải của TPHCM, dự kiến sang năm 2014 sẽ trình chính quyền TPHCM cấp phép đầu tư xây dựng.
Theo ông Nguyễn Trung Việt – Trưởng phòng quản lý chất thải rắn thuộc Sở TNMT TPHCM thì mỗi ngày TPHCM thải 10.000 – 11.000 tấn chất thải rắn (không kể các loại bùn thải), trong đó có khoảng 7.500 tấn rác thải sinh hoạt.
Nếu phân loại rác tại nguồn thành công, TPHCM sẽ tái sử dụng 90-95% khối lượng chất thải rắn, trong đó khoảng 70% dành để tái sinh năng lượng (đốt phát điện) và sản xuất phân compost, phân vi sinh giúp giảm đáng kể ô nhiễm do mùi và nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp.
Bà Rịa Vũng Tàu đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án đầu tư trong và ngoài nước.
Ngày 18-2-2013, UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đăng ký 28,2 triệu USD và 2.322 tỷ đồng. Trong đó có 3 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch và 2 dự án sản xuất công nghiệp.
Cụ thể, Chi nhánh Công ty CP Tư vấn và đầu tư Pegasus (Singapore) với Dự án đầu tư Khu phức hợp giáo dục, dịch vụ và nghỉ dưỡng Pegasus tại TP.Bà Rịa có tổng vốn đầu tư 8,2 triệu USD. Công ty CP Đầu tư du lịch Biển Xanh với Dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái Biển Xanh tại huyện Xuyên Mộc có tổng vốn đầu tư 931 tỷ đồng. Công ty CP Du lịch và đầu tư xây dựng châu Á với Dự án đầu tư Khu du lịch biển Blue Sapphire tại TP.Vũng Tàu có tổng vốn đầu tư 1.351 tỷ đồng.
2 dự án sản xuất là Công ty TNHH Thượng Dư Việt Nam (Đài Loan) với Nhà máy sản xuất khung giàn kéo, rơ-mooc 20 triệu USD và Công ty CP năng lượng tái tạo DVA với Dự án đầu tư Nhà máy chế biến năng lượng tái vốn đầu tư 40 tỷ đồng.
Cụ thể, Chi nhánh Công ty CP Tư vấn và đầu tư Pegasus (Singapore) với Dự án đầu tư Khu phức hợp giáo dục, dịch vụ và nghỉ dưỡng Pegasus tại TP.Bà Rịa có tổng vốn đầu tư 8,2 triệu USD. Công ty CP Đầu tư du lịch Biển Xanh với Dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái Biển Xanh tại huyện Xuyên Mộc có tổng vốn đầu tư 931 tỷ đồng. Công ty CP Du lịch và đầu tư xây dựng châu Á với Dự án đầu tư Khu du lịch biển Blue Sapphire tại TP.Vũng Tàu có tổng vốn đầu tư 1.351 tỷ đồng.
2 dự án sản xuất là Công ty TNHH Thượng Dư Việt Nam (Đài Loan) với Nhà máy sản xuất khung giàn kéo, rơ-mooc 20 triệu USD và Công ty CP năng lượng tái tạo DVA với Dự án đầu tư Nhà máy chế biến năng lượng tái vốn đầu tư 40 tỷ đồng.
Dự án lọc dầu Vũng Rô mở rộng quy mô lên 8 triệu tấn/năm
Một góc cảng Vũng Rô
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương điều chỉnh quy mô Dự án lọc dầu Vũng Rô lên 8 triệu tấn/năm như đề nghị của UBND tỉnh Phú Yên và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong đó, lưu ý dự án phải đáp ứng yêu cầu công nghệ, thiết bị tiên tiến hiện đại, bảo đảm về an toàn và môi trường; làm rõ quyền lợi, trách nhiệm của nhà đầu tư, của Nhà nước và tỉnh Phú Yên trong dự án; rà soát chặt chẽ về pháp lý trước khi cấp phép…
Dự án Lọc dầu Vũng Rô được UBND tỉnh Phú Yên cấp phép vào tháng 11-2007 với vốn đầu tư 1,7 tỉ USD trong giai đoạn 1. Chủ đầu tư dự án là Công ty Technostar Management (Anh) và Công ty Dầu khí Telloil (Nga). Các sản phẩm chủ yếu của nhà máy gồm khí hóa lỏng, nhiên liệu phản lực, xăng cao cấp, dầu diesel, polypropylen, benzen và lưu huỳnh.
Dự án Lọc dầu Vũng Rô được UBND tỉnh Phú Yên cấp phép vào tháng 11-2007 với vốn đầu tư 1,7 tỉ USD trong giai đoạn 1. Chủ đầu tư dự án là Công ty Technostar Management (Anh) và Công ty Dầu khí Telloil (Nga). Các sản phẩm chủ yếu của nhà máy gồm khí hóa lỏng, nhiên liệu phản lực, xăng cao cấp, dầu diesel, polypropylen, benzen và lưu huỳnh.
Hải Phòng thu hút FDI trên địa bàn thành phố đạt 118,11 triệu USD
Theo Sở KHĐT TP Hải Phòng, từ đầu năm 2013 đến nay, tổng thu hút FDI trên địa bàn thành phố đạt 118,11 triệu USD, bằng 18,2% so với cùng kỳ năm 2012, đạt 9,09% kế hoạch thu hút FDI năm 2013. Trong đó cấp mới 5 dự án với số vốn đầu tư đăng ký 117,61 triệu USD, điều chỉnh tăng vốn 1 dự án với số vốn điều chỉnh tăng thêm 0,5 triệu USD.
Tính đến cuối tháng 2-2013, số dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn thành phố là 348 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 6,41tỉ USD.
Tính đến cuối tháng 2-2013, số dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn thành phố là 348 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 6,41tỉ USD.
Dự án đầu tư vào Nghệ An tính đến thời điểm hiện tại lên đến 594 dự án
Theo Sở KHĐT tỉnh Nghệ An, tổng số dự án đầu tư vào Nghệ An tính đến thời điểm hiện tại lên đến 594 dự án, trong đó 557 dự án của nhà đầu tư trong nước với số vốn 168.849 tỷ đồng và 37 dự án FDI đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với số vốn đầu tư 2,071 tỷ USD.
Tiêu biểu là các dự án lớn như dự án thép Kobe Steel của nhà đầu tư Nhật Bản đã đăng ký đầu tư nhà máy sắt xốp tại KCN Đông Hồi có tổng công suất 2,4 triệu tấn/năm với tổng mức đầu tư dự kiến 1 tỷ USD; Tổng công ty Bia rượu và nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đầu tư 2 dự án Nhá máy bia Sài Gòn – Sông Lam và Nhà máy bao bì Sabeco; Tổng công ty Bia Hà Nội đầu tư Nhà máy Bia Nam Cấm công suất 50 triệu lít/năm. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên cũng đã đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An 19 dự án với tổng số vốn đăng ký 16.800 tỷ đồng.
Tiêu biểu là các dự án lớn như dự án thép Kobe Steel của nhà đầu tư Nhật Bản đã đăng ký đầu tư nhà máy sắt xốp tại KCN Đông Hồi có tổng công suất 2,4 triệu tấn/năm với tổng mức đầu tư dự kiến 1 tỷ USD; Tổng công ty Bia rượu và nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đầu tư 2 dự án Nhá máy bia Sài Gòn – Sông Lam và Nhà máy bao bì Sabeco; Tổng công ty Bia Hà Nội đầu tư Nhà máy Bia Nam Cấm công suất 50 triệu lít/năm. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên cũng đã đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An 19 dự án với tổng số vốn đăng ký 16.800 tỷ đồng.
Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài phấn đấu đạt khoảng 1-1,5 tỷ USD
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, năm 2013, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài phấn đấu đạt khoảng 1-1,5 tỷ USD vốn đăng ký và khoảng 1 tỷ USD vốn thực hiện,
Như vậy, tính từ trước tới nay, doanh nghiệp Việt Nam đã và đang thực hiện 712 dự án đầu tư tại 60 nước và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký khoảng 25,3 tỷ USD, trong đó vốn đăng ký của bên Việt Nam là 12,4 tỷ USD và đã thực hiện được 3,8 tỷ USD.
Trong số 60 địa bàn thu hút đầu tư từ Việt Nam, đang nổi lên 14 nước và vùng lãnh thổ dẫn đầu về vốn đăng ký, lần lượt là: Venezuela (2 dự án có tổng vốn đăng ký trên 12,43 tỷ USD); Lào (222 dự án với trên 4,2 tỷ USD); Campuchia (104 dự án với 2,43 tỷ USD); Liên bang Nga (17 dự án với 1,6 tỷ USD); Malaysia (7 dự án với 812 triệu USD); Singapore (47 dự án với 614 triệu USD); Algeria (1 dự án với 562,4 triệu USD); Peru (3 dự án với gần 509 triệu USD); Mozambique (1 dự án với 494 triệu USD); Hoa Kỳ (100 dự án với 313,3 triệu USD); Australia (15 dự án với 184 triệu USD); Cuba (2 dự án với 125,5 triệu USD); Madagascar (1 dự án với 117,4 triệu USD) và Iraq (1 dự án với 100 triệu USD).
Như vậy, tính từ trước tới nay, doanh nghiệp Việt Nam đã và đang thực hiện 712 dự án đầu tư tại 60 nước và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký khoảng 25,3 tỷ USD, trong đó vốn đăng ký của bên Việt Nam là 12,4 tỷ USD và đã thực hiện được 3,8 tỷ USD.
Trong số 60 địa bàn thu hút đầu tư từ Việt Nam, đang nổi lên 14 nước và vùng lãnh thổ dẫn đầu về vốn đăng ký, lần lượt là: Venezuela (2 dự án có tổng vốn đăng ký trên 12,43 tỷ USD); Lào (222 dự án với trên 4,2 tỷ USD); Campuchia (104 dự án với 2,43 tỷ USD); Liên bang Nga (17 dự án với 1,6 tỷ USD); Malaysia (7 dự án với 812 triệu USD); Singapore (47 dự án với 614 triệu USD); Algeria (1 dự án với 562,4 triệu USD); Peru (3 dự án với gần 509 triệu USD); Mozambique (1 dự án với 494 triệu USD); Hoa Kỳ (100 dự án với 313,3 triệu USD); Australia (15 dự án với 184 triệu USD); Cuba (2 dự án với 125,5 triệu USD); Madagascar (1 dự án với 117,4 triệu USD) và Iraq (1 dự án với 100 triệu USD).
MT