Trong ngành công nghiệp khai thác dầu khí, đó là các công trình trên môi trường biển, đây là môi trường rất dễ xảy ra các nguy hiểm cháy và nguy hiểm khí. Cho nên yêu cầu thiết yếu là cần phải thiết kế một hệ thống tự động báo cháy và báo nồng độ khí với mục đích là, kịp thời cảnh báo cho người vận hành biết để có biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa thích hợp. Hệ thống đó chính là hệ thống Fire & Gas. Nhằm thực hiện chỉ tiêu khai thác ít nhất 6,4 triệu tấn dầu trong năm 2010. Đồng thời, phải phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch khoan khai thác và công tác tìm kiếm thăm dò mở rộng vùng hoạt động nhằm tạo ra nhiều cơ sở đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất – kinh doanh năm 2010 và các năm tiếp theo của Xí nghiệp liên doanh (XNLD) Vietsovpetro. Tôi được cử đi thực tế tại giàn công nghệ trung tâm 3 (CNTT3), tại đây họ đã ứng dụng đồng bộ các quy trình vận hành từ hút dầu, bơm ép vỉa với các thiết bị tự động hóa hiện đại nhất trong ngành công nghiệp này.
An toàn khi vận hành
Kỹ sư Tự động hóa Phùng Quang Huy, Trưởng ca vận hành tại giàn thuộc xí nghiệp khai thác dầu khí đưa tôi đi tham quan tại giàn CNTT3. Ở đây, tất cả mọi qui trình đều nghiêm ngặt và phải đảm bảo an toàn mọi nơi mọi lúc, nhất là trong khi vận hành khai thác bơm ép…đứng trước hai bình khổng lồ, nơi có 2 kỹ sư đang kiểm tra định kỳ bảo dưỡng thì kỹ sư Huy nói và giải thích ”trung tâm đang cho kiểm tra bảo dưỡng 2 bình xả, bình V5 và V7, bình V5 là bình cao áp, còn bình V7 là bình thấp áp, tất cả các khí xả từ bình công nghệ trước khi đổ ra đều thông qua 2 bình này. Nguyên lý là, nếu áp suất cao thì đổ về bình V5, còn áp suất thấp sẽ đổ về bình V7. Khí này sẽ được đưa ra để đốt tại 2 ngọn lửa cao áp và thấp áp, vừa nói Huy vừa chỉ tay về ngọn lửa đang cháy suốt ngày đêm qua đường ống đưa lên cao để tôi hiểu hơn là “cấm lửa phía dưới giàn tuyệt đối”. Một hệ thống bảo vệ cho bình cần trang bị sau: Đo mức và bảo vệ mức, cụ thể như chị thấy họ đang test bảo dưỡng định kỳ đo mức vì nó gồm mức cao và mức thấp, còn điều khiển áp suất thì theo dõi nhiệm vụ của bình và điều khiển áp suất trong bình. Ngoài ra, để bảo vệ áp suất thì có rờ le áp suất cao, và rờ le áp suất thấp… tất cả các thiết bị trên đều gắn liền với tự động hóa để khi có sự cố được báo về phòng điều khiển Scada”.
Chia sẻ về công việc, sinh hoạt tại đây kỹ sư Huy còn cho biết thêm; “là kỹ sư chuyên ngành đo lường tự động hóa, đã ra trường và công tác tại đây được 6 năm, mọi sinh hoạt đều thấy rất ổn định, môi trường của Vietsovpetro là một môi trường tốt để mình vận dụng kiến thức đã được học ở nhà trường, trong quá trình làm việc tại đây, em đã được xí nghiệp đào tạo để nâng cao tay nghề hơn, vì ở đây, tất cả các thiết bị đều rất hiện đại. Ngoài ra, Vietsovpetro luôn ưu tiên các kỹ sư ra nước ngoài đào tạo, hoặc đào tạo tại chỗ…những người đi trước luôn luôn đào tạo những người đi sau. Vì môi trường dầu khí có thể nói là một môi trường nặng nhọc, nếu không yêu nghề thì rất khó để gắn bó lâu dài, ngoài yếu tố môi trường này, còn ảnh hưởng của công nghệ máy móc và thiết bị, nó luôn đòi hỏi sức khỏe, trí tuệ, kiến thức cũng như cả tinh thần làm việc… Thế nên, đây cũng là chủ trương của xí nghiệp là hàng tháng, hàng quí trên giàn đều tổ chức các buổi hội thảo thực tế, thảo luận tay nghề chuyên môn, để phù hợp với các yêu cầu phát triển của lãnh đạo XNLD Vietsovpetro giao cho”.
Ứng dụng và đầu tư công nghệ tự động hóa
Áp dụng và đầu tư kỹ thuật tự động hóa tại giàn CNTT 3 được đánh giá là một trung tâm có công nghệ hiện đại nhất, đạt tiêu chuẩn công nghệ khai thác dầu mỏ quốc tế, nên đòi hỏi tay nghề của kỹ sư và cán bộ công nhân viên vận hành là, phải luôn luôn cập nhật, trau dồi kiến thức cơ bản về chuyên ngành trong khai thác chế biến dầu khí. Thực tế cho thấy, Vietsovpetro đã áp dụng và đào tạo cán bộ kỹ sư người Việt Nam để có thể đảm nhận vai trò vận hành qui trình mà trước đây người Nga phụ trách. Ngoài ra, hàng năm, Vietsovpetro cũng luân chuyển cán bộ nên đội ngũ kỹ sư trẻ được đảm nhận và cọ sát với các công việc quan trọng trong vận hành sản xuất, nên tất cả cán bộ công tác tại giàn CNTT3 đều hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu mà lãnh đạo xí nghiệp đưa ra…
“ Giàn CNTT3 là một trong những giàn hiện đại nhất của Việt Nam cũng như trong khu vực, nó được thiết kế thông qua hệ thống điều khiển, và vận hành thông qua hệ thống máy tính, người trực ở đây có thể giám sát hết các thông số bên ngoài giàn và điều khiển nó một cách chủ động, phòng điều khiển này thông qua các tín hiệu lắp đặt tại các block, các thiết bị lắp đặt tại chỗ được dẫn về các phòng bên trong này, đây là các tử I/O khi xuất vào, ra…qua đó, nó chuyển đổi các tín hiệu giao diện cho người vận hành thông qua máy tính để xem xét được hết các thông số bên ngoài block, để người vận hành biết được nó đang nằm trong dải an toàn hay vượt ngưỡng…để có thể điều tiết tại phòng điều khiển hay phải cử kỹ sư ra tại vị trí đó để can thiệp bằng tay. Ngồi tại đây, người điều hành sẽ nắm được thiết bị công nghệ, nắm bắt được vấn đề phân phối điện ở trên giàn, hoặc các tín hiệu báo cháy, báo khói, cũng như rò rỉ dầu khí để tiến hành kiểm tra toàn bộ chu trình kỹ thuật…hay nếu có sự cố xảy ra, nó có thể tắt tự động (sutdown) để bảo vệ cho người và tài sản. Hiện nay, ngoài xử lý chính cho mỏ Bạch Hổ, giàn CNTT3 còn xử lý dịch vụ cho các công ty bên ngoài, chúng tôi có thể giám sát qua hệ thống camera cách xa 25km và sản phẩm được đưa về tại CNTT3 xử lý thông qua hệ thống đường ống ngầm dưới biển, xử lý xong chúng tôi bơm dầu qua tàu chứa chuyển về đất liền. Việc vận hành này, đòi hỏi thiết bị mới, hiện đại và nguồn nhân lực phải có trình độ… và trình độ này là phải được đào tạo tại các trường đại học, quá trình làm việc và tự đào tạo nội bộ…còn quá trình hình thành và vận hành so với các nước trên thế giới thì CNTT3 được Vietsovpetro đưa ra các đề xuất và sau đó thông qua các nhà tư vấn thiết kế nhập thiết bị, lắp đặt hoàn thiện mới chuyển ra ngoài biển để ráp chính thức, thông qua qui trình vận hành chạy thử và được đưa vào vận hành chính thức đến nay đã được hơn 7 năm rồi. Kỹ sư Nguyễn Thành Nam, giàn trưởng CNTT3 nói”.
Và những sáng kiến mới trong sản xuất
Việc nghiên cứu khoa học tại các bộ phận, từ tổ chức đào tạo hay những người đọc, viết, nghiên cứu và kinh nghiệm sẽ đào tạo lại cho kỹ sư mới để luân chuyển, điều động…bên cạnh đó, các bộ phận có thể đào tạo lẫn nhau vào buổi tối, giờ nghỉ tại phòng khu block nhà ở, có cả máy chiếu để mọi người tham dự, thảo luận, sáng kiến mới và phát minh mới khi vận hành…lãnh đạo XNLD Vietsovpetro thấy được tầm quan trọng, nên luôn luôn khuyến khích các sáng kiến, sáng chế tại nơi sản xuất để đưa ra các giải pháp kỹ thuật, nhằm đảm bảo an toàn, cũng như mang lại lợi ích kinh tế và thuận tiện hơn trong sử dụng cũng như ứng dụng…Được biết, giàn CNTT 3 đã đăng ký 12 sáng kiến đã được ứng dụng và lãnh đạo XNLD đã chấp nhận và cấp bằng sáng kiến này. Những sáng kiến đó đã làm lợi ích kinh tế cho Vietsovpetro có giá trị khoảng hơn một trăm ngàn đô la mỹ. Chia tay chào mọi người trở về bờ, tôi chỉ kịp chúc tất cả hãy cố gắng để đạt mốc 6,4 triệu tấn dầu mà lãnh đạo Vietsovpetro đưa ra, và đón một năm mới 2011 thật ấm áp và bình an.
Thuy Hien
Related posts
Bài viết mới
Tự động hóa giúp giảm thiểu chất thải thực phẩm tại Radisson Blu Scandinavia lên đến gần 100%
Công nghệ Mitsubishi Electric đã cho phép phát triển các máy ủ phân tiên tiến có thể biến chất thải…
IO-Link mở ra những lĩnh vực ứng dụng mới
IO-Link đang tiếp tục trên một lộ trình tăng trưởng mở rộng cao. Điều này được thể hiện bằng cả…