Các cuộc thảo luận về Công nghệ 4.0 hay số hóa dây chuyền sản xuất sẽ không có ý nghĩa nếu không đề cập đến ROBOT, một trong những biểu tượng của ngành tự động hóa. Tuy nhiên, robot cũng gợi lên nỗi sợ hãi tiềm ẩn cũng như sự e ngại về việc áp dụng Trí tuệ Nhân tạo (AI) cho chúng. Cuộc tranh luận này tuy không mới, nhưng đã tạo động lực thúc đẩy chính phủ Nhật Bản triển khai tầm nhìn vượt lên trên nền Công nghiệp 4.0 bằng cách nâng cao nhận thức với một chính sách toàn diện được gọi là Xã hội 5.0 – kêu gọi trách nhiệm của cộng đồng trong việc ứng dụng công nghệ.
Robots và AI cũng không phải là một chủ đề mới; Các khái niệm này đã được biết đến qua nhiều thập kỷ, thế nhưng càng ngày công nghệ càng dễ dàng áp dụng vào thực tiễn hơn. Theo cuộc khảo sát của Edelman AI năm 2019, hầu hết mọi người đều nhận thức và hiểu biết về chủ đề này ở mức độ như các chuyên gia, những người hiểu rõ cấu tạo và tiềm năng của AI vào các ứng dụng. Tuy nhiên, vẫn thật khó hiểu khi vẫn tồn tại một quan niệm phổ biến rằng chỉ cần ‘thêm AI’ vào thì mọi tình huống sẽ được cải thiện một cách kỳ diệu, như cách chúng ta sáng tạo ẩm thực bằng việc thêm vào một chút gia vị. Thật không may, nó không phải như việc nấu ăn và việc ứng dụng kỹ thuật cũng không phải như vậy.
Robot có rất nhiều thứ phải học và giải quyết vấn đề – từ việc định vị tọa độ, xác định vị trí vật cho đến điều khiển tay gắp, tối ưu đường di chuyển, tránh con người và các bộ phận máy móc khác. Không giống như con người có năm giác quan, robot không có thị giác, xúc giác, khứu giác…Để trang bị “giác quan” cho robot, người ta cần thêm các cảm biến để có thể cung cấp những thông tin cần thiết. Nhưng quan trọng hơn hết là cần phải tích hợp những điều đó lại để tạo thành một bức tranh tổng thể về môi trường vận hành, Đây là nơi AI sẽ trở nên hữu ích.
Không đơn giản chỉ là vẻ bên ngoài
Sự thành công của AI được quyết định bởi sự phức tạp của vấn đề, vấn đề càng phức tạp thì càng đòi hỏi năng lực tính toán, năng lượng, đào tạo, cơ sở dữ liệu đầu vào phải ổn định và đáng tin cậy.
Quay trở lại với robot, một trong những thách thức đó là khả năng “nhìn thấy”. Chúng ta nghĩ rằng lắp thêm máy quay sẽ giải quyết được vấn đề “nhìn” hay nhận diện vật, nhưng trên thực tế không chỉ đơn giản là “nhìn” mà việc nhận biết “tính chất” của sự vật mới là vấn đề cốt lõi. Đối với con người, không có gì đáng nói về việc cầm một ly nước, bởi vì chúng ta có thể xác định được chi tiết vật lý của ly nước và cảm nhận được vị trí bàn tay/ngón tay và vật liệu (thuỷ tinh). Vậy nên thay vì nghĩ rằng AI là câu trả lời toàn diện cho việc giải quyết tất cả các vấn đề thì có lẽ sẽ thực tế hơn nếu nghĩ về AI như một công cụ giúp cải thiện tình hình sản xuất, cho máy móc hay con người.
Toàn cảnh tương lai của ngành tự động hóa
Xu hướng phát triển “Trợ lý ảo cho gia đình” là tín hiệu rất tốt cho tương lai. Chúng ta có thể mong đợi các nền tảng khác cũng có thể ứng dụng các “kỹ năng” AI, mỗi “kỹ năng” khác nhau sẽ cải thiện được những vấn đề sản xuất khác nhau, ví dụ như nhận diện giọng nói cho việc bảo mật thông tin hay hệ thống hỗ trợ đào tạo tay nghề cho lao động mới…Tương tự, robot hút bụi cũng là một sản phẩm AI khá hoàn hảo, dĩ nhiên nó được mua để lau dọn sàn nhà chứ không phải vì có trí tuệ nhân tạo. AI sẽ được triển khai ở tất cả các cấp độ sản xuất, từ hệ thống đám mây để dự đoán nhu cầu cho đến việc chuẩn đoán thiết bị nhằm ra quyết định một cách nhanh chóng, giảm bớt sự không cần thiết của mạng lưới và tăng khả năng phục hồi hệ thống.
Mitsubishi Electric rất kì vọng về sự phát triển này trong ngành sản xuất của thế giới. Đó là lý do để công ty chúng tôi chia sẻ về khái niệm e-F@ctory cho ngành sản xuất kỹ thuật số và từng bước ứng dụng nền tảng AI, MAISART. “Thay đổi vì những điều tốt đẹp hơn” – chưa bao giờ câu khẩu hiệu ấy lại mang tính tiên phong đúng đến vậy!
Về tập đoàn Mitsubishi
Với hơn 100 năm kinh nghiệm cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, đáng tin cậy, Tập đoàn Mitsubishi Electric (TOKYO: 6503) đã được công nhận là một trong những công ty hàng đầu thế giới về sản xuất, tiếp thị và kinh doanh thiết bị điện – điện tử và thiết bị tự động hoá được sử dụng trong hệ thống thông tin và truyền thông, phát triển vũ trụ và vệ tinh thông tin liên lạc, thiết bị gia dụng, công nghiệp sản xuất, năng lượng, vận tải và thiết bị xây dựng. Với tinh thần “Thay đổi vì những điều tốt đẹp hơn” Mitsubishi Electric luôn nỗ lực để giúp xã hội phát triển bằng công nghệ. Tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2020 công ty có doanh thu 4.462,5 tỷ yên (40,9 tỷ đô la Mỹ *) báo cáo trong năm tài chính.
Vui lòng truy cập website của chúng tôi để biết thêm thông tin www.MitsubishiElectric.com
***U.S. đô la được quy đổi từ đồng yên với tỷ giá 109 = 1 đô la Mỹ, tỷ giá gần đúng trên Thị trường ngoại hối Tokyo vào ngày 31 tháng 3 năm 2020
Mitsubishi Electric Vietnam
Hãy liên hệ với Mitsubishi Electric Việt Nam để được tư vấn giải pháp tiết kiệm năng lượng cho nhà máy của bạn.
Website: http://www.mitsubishi-electric.vn/
Fanpage: http://www.facebook.com/MEVNFA/
Related posts
Bài viết mới
omlox Workshop | tháng 9 và tháng 10 năm 2023
omlox là một tiêu chuẩn mở và có khả năng tương tác, cách mạng hóa quá trình bản địa hóa…
Xác định lại tương lai của ngành sản xuất và công nghiệp điện với cảm biến nhà máy thông minh và thiết bị đo đạc hiện trường
Những ghi nhận hợp tác của Excelpoint và Analog Devices nhằm định hình lại bối cảnh sản xuất trong công…