Nếu sự kiện 7 bài toán Thiên Niên Kỷ (Millennium Problems) do Viện
Toán học Clay đề xuất theo tinh thần Hilbert được xem là sự kiện nổi
tiếng của giới Toán học vì mức độ ảnh hưởng và bao trùm của nó đối với
sự phát triển Toán học thế giới thì ở lĩnh vực năng lượng, vấn đề thiếu
hụt năng lượng, phát triển Xanh và bền vững, giảm tác hại từ Biến đối
khí hậu cũng là bài toán cho Chính phủ, DN và người dân nhiều quốc gia
trong thời gian dài sắp tới.
Xoay quanh vấn đề này, chúng tôi đã có
dịp trao đổi cùng ông Đỗ Mạnh Dũng, Phó Tổng Giám đốc, Phụ trách Bộ phận
Kinh doanh Dịch vụ và Năng lượng Hiệu Quả, công ty Schneider Electric
Việt Nam và Cam-pu-chia, với các chia sẻ ở góc nhìn chuyên gia trong
lĩnh vực quản lý năng lượng trên toàn cầu.
Ảnh: ông Đỗ Mạnh Dũng
Chào ông, xin
ông cho biết vấn đề thiếu hụt năng lượng hiện nay tại các quốc gia trên
trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng ra sao?
Tất cả các
quốc gia trên thế giới, dù là phát triển hay đang phát triển đều gặp
những thách thức riêng về vấn đề thiếu hụt và an ninh năng lượng trong
tương lai, tuy đặc thù của sự thiếu hụt có khác nhau nhưng thách thức về
năng lượng là mối quan tâm chung. Vấn đề năng lượng ở các quốc gia phát
triển, trình độ dân trí cao thì việc sử dụng năng lượng bền vững với
nguồn cung điện năng ổn định, đa dạng, tuy vậy vẫn còn nhiều quốc gia
đang sử dụng vận hành các nhà máy Điện Hạt Nhân tiềm ẩn những rủi ro về
những thảm họa môi trường khôn lường như nhà máy Chernobyl (Ukraine),
Three Miles Islands (Mỹ), hay gần đây là thảm họa Fukushima Daiichi
(Nhật) năm 2011. Giá thành sản xuất mỗi kW điện có thể ở mức rẻ nhưng
chi phí dừng hoạt động khi kết thúc vòng đời 30-40 năm của một nhà máy
là rất phức tạp và tốn kém, đi kèm các vấn nạn về môi trường.
Ngày
nay, rất nhiều chính phủ cam kết giảm phụ thuộc vào Điện Hạt Nhân gia
tăng tỷ lệ điện năng tái tạo vào nguồn cung, việc nghiên cứu và phát
triển các công nghệ tiên tiến hơn để tối ưu hóa hiệu suất, sử dụng năng
lượng hiệu quả, bền vững. Với các quốc gia đang phát triển, các công
nghệ sản xuất điện năng tái tạo, Xanh và sạch hơn như điện mặt trời,
điện gió tuy còn khá mới mẻ nhưng cũng đã tạo được sự quan tâm của Chính
phủ và người dân.
Tại Việt Nam, với mục tiêu phát triển kinh tế
nhanh khoảng 7-8% GDP/năm, cần xây dựng nhanh chóng cơ sở hạ tầng tạo
điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích các ngành công nghiệp
phát triển mở rộng sản xuất, vấn đề đáp ứng lượng cung năng lượng nhất
là điện năng đang là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam sẽ xuất
hiện sự mất cân bằng cung – cầu điện năng trong giai đoạn 2020 – 2030.
Tuy nhiên, theo dự báo của chuyên gia, nhu cầu năng lượng vẫn tăng 14 –
15%/ năm, vì vậy nếu cung điện năng chưa đáp ứng được mức cầu này, sẽ
dẫn đến sự thiếu hụt mất cân bằng năng lượng trong thời gian sớm hơn.
Việc thiếu hụt này sẽ dẫn đến sự thay đổi về giá điện, cũng có nghĩa ảnh
hưởng trực tiếp đến các chi phí đầu vào trong sản xuất của doanh nghiệp
và người dân, Bên cạnh đó theo cảnh báo của các tổ chức phi chính phủ,
Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng
biến đổi khí hậu toàn cầu, nếu mực nước biển dâng 2m thì 22 triệu người
tại vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long sẽ mất chỗ ở, do vậy bức
tranh về năng lượng và biến đổi khí hậu không phải xa vời mà có liên
quan trực tiếp với nhau và tác động trực tiếp đến Việt Nam, đến từng
người dân.
Vậy với góc nhìn của chuyên gia về quản lý năng lượng
toàn cầu như Schneider Electric, đâu là nguyên nhân cốt lõi của các vấn
đề về năng lượng ở VN? Trong ngắn hạn, đâu là giải pháp khả dĩ cho vấn
đề năng lượng cũng như bảo vệ môi trường ở VN?
Tại Việt Nam, một
trong những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng thiếu hụt năng lượng
gồm cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Khách quan gồm tình hình dân số,
nhu cầu tiêu dùng, sản xuất, nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng thu hút
đầu tư nước ngoài tăng cao do vậy nguồn cung năng lượng vẫn chưa bao
giờ là đủ, theo kinh nghiệm, mục tiêu tăng trưởng GDP 7-8% một năm thì
nhu cầu năng lượng sẽ tăng 14-15%/ năm. Xét về yếu tố chủ quan thì chúng
ta cũng cần nhìn nhận một số vấn đề liên quan đến ý thức người dân,
cũng như những quan điểm sai lầm trong quản lý và sử dụng điện trong các
doanh nghiệp. Sai lầm phổ biến mà các doanh nghiệp và người tiêu dùng
thường mắc phải là họ thường nghĩ không có công nghệ và phương thức tốt
để quản lý năng lượng, đánh giá thấp sự quan trọng của công nghệ mới
hoặc đầu tư cho công nghệ rẻ tiền, năng suất thấp để giải quyết các vấn
đề chi phí đầu tư trước nhất.
Việc đầu tư các giải pháp, thiết bị,
công nghệ có chi phí rẻ, vốn đầu tư ban đầu thấp, nhưng chi phí điện
năng và chi phí bảo trì bảo dưỡng trong lúc vận hành. Do vậy, chúng ta
thấy thách thức năng lượng là bài toán rất khó cho Việt Nam để có một
lời giải chính xác và hiệu quả, giải quyết được toàn bộ các yêu cầu
trên. Nhu cầu về cung cấp năng lượng, cụ thể là điện sẽ có thể tăng gấp
đôi trong vòng 40 năm tới nhưng đồng thời chúng ta cũng cần phải giảm
một nửa lượng khí thải CO2 để tránh sự biến đổi khí hậu bất thường do
hiệu ứng nhà kính. Về phía doanh nghiệp như Schneider Electric, chúng
tôi đã tổ chức rất nhiều hội nghị chuyên đề mà tại đó chúng tôi cùng đưa
vấn đề ra phân tích, chia sẻ, cũng như đề xuất giải pháp để giải quyết.
Bằng kinh nghiệm của mình, đặc biệt tại thị trường Châu Âu, Mỹ và ngay
tại Việt Nam, chúng tôi đã giới thiệu các giải pháp, sản phẩm và dịch vụ
được thử nghiệm, ứng dụng hiệu quả trên nhiều nước. Các sản phẩm này
đáp ứng tiêu chí chất lượng như cam kết của Schneider Electric cho mọi
thị trường, phù hợp với nhiều đối tượng quản lý và sử dụng khác nhau vì
vậy tại Việt Nam các sản phẩm và dịch vụ của Schneider Electric đều đã,
đang được tin dùng bởi các DN & người dân. Chúng tôi mang đến cho
khách hàng là doanh nghiệp hay ngươi dân tổng thể sản phẩm, thiết bị, hệ
thống, giải pháp và dịch vụ về quản lý năng lượng giúp dễ dàng tiết
giảm 30% so với mức sử dụng năng lượng thông thường cho mọi đối tượng và
ngành doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Mở rộng vấn đề năng lượng ở
tầm trung và dài hạn, chắc hẳn cần sự tính toán kỹ lưỡng. Trong đó, cần
phải tính đến sự đồng bộ các gói giải pháp năng lượng thay thế Xanh,
sạch. Với tư cách chuyên gia, ông có thể cho một vài gợi ý xử lý bài
toán này?
Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời trong quyết định Phê
duyệt Chiến lược năng lượng quốc gia của Việt Nam ngày 27/12/2007 của
Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu “Phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng
lượng mới và tái tạo lên khoảng 3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào
năm 2010, khoảng 5% vào năm 2020 và khoảng 11% vào năm 2050”. Theo tôi
đây là một chủ trương đúng đắn khi chúng ta chuyển dịch dần giảm phụ
thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt để phát
điện, giảm thủy điện vì gây hại đến môi trường thì Năng lượng tái tạo là
một trong những lựa chọn hàng đầu.
Việt Nam là một trong những quốc
gia được thiên nhiên ưu đãi để phát triển điện mặt trời vì chúng ta là
một trong những quốc gia có thuộc nhóm bức xạ nhiệt mặt trời nhiều nhất
trên bản đồ bức xạ thế giới, vì vậy nếu tận dụng lợi thế này để phát
triển các công trình sản xuất điện mặt trời là một giải pháp khả thi để
thay thế dần các nguồn cung điện truyền thống, gây tác hại cho môi
trường. Hiện theo tôi được biết, Chính phủ đang rất tích cực đưa ra các
quy định, hướng dẫn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn
nữa các nguồn điện tái tạo như điện mặt trời. Với chi phí tiền điện
tăng nhanh chóng trong những năm gần đây và sắp tới, việc chuyển hướng
đầu tư cho điện mặt trời sẽ ngay lập tức phát huy hiệu quả kinh tế cho
doanh nghiệp.
Tại Việt Nam hiện đã có các dự án điện mặt trời tiêu
biểu nào thưa ông? Về lâu dài, để để nâng cao ý thức người dân về sử
dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, theo ông cần thực hiện như thế
nào?
Trong những năm qua Schneider Electric Việt Nam đã triển khai
thành công một số dự án điện mặt trời như hệ thống điện mặt trời công
suất 44 kWp trên tầng tháp khu văn phòng của nhà máy XP Power tại Bình
Dương, dự án điện mặt trời cho Pepsico Bắc Ninh với 150kWp hay hệ thống
điện mặt trời thương mại công suất 212kWp lớn nhất Việt Nam được lắp đặt
trên mái bãi đỗ xe của siêu thị Big C Dĩ An – Bình Dương. Tại dự án Big
C – Dĩ An, Bình Dương, ước tính mỗi năm lượng điện năng sản xuất đạt
230MWh (tương đương 7% tổng lượng điện tiêu thụ của trung tâm thương
mại), giảm phát thải 150 tấn CO2/năm. Với dự án này cùng với các công
nghệ xanh, công nghệ quản lý năng lượng khác như dịch vụ EnergySTEP và
bộ phần mềm StruxureWare được Schneider Electric và Big C áp dụng cũng
như phong trào tiết kiệm điện trong đội ngũ nhân viên, Big C Dĩ An sẽ
tiết kiệm được trung bình 30% điện năng tiêu thụ so với các trung tâm
thương mại thông thường, thời gian thu hồi vốn trong tối thiểu từ 5- 10
năm cho riêng hệ thống điện mặt trời và dưới 3 năm cho dịch vụ
EnergySTEP và giải pháp StruxureWare.
Ngoài ra, Schneider Electric
Việt Nam có đội ngũ chuyên gia năng lượng được đào tạo bài bản, được
chứng nhận bởi các tổ chức quản lý năng lượng quốc tế, với giải pháp
công nghệ cập nhật mới nhât, hàng năm chúng tôi cung cấp triển khai hàng
trăm dịch vụ kiểm toán năng lượng cho các doanh nghiệp, có những dịch
vụ chỉ 02 ngày sau khi chúng tôi ghé thăm khách hàng, thì doanh nghiệp
đó đã có thể bắt đầu với chương trình tiết kiệm năng lượng mà chưa cần
phải đầu tư gì, chúng tôi cung cấp những giải pháp, sản phẩm và dịch vụ
tiết kiệm và quản lý năng lượng giúp các doanh nghiệp đạt mục tiêu tiết
kiệm chi phí và giảm lãng phí.
Dù là trung tâm dữ liệu, tòa nhà văn
phòng, khách sạn, trung tâm mua sắm, nhà máy dầu khí, thức ăn gia súc,
lắp ráp xe ôtô xe máy, linh kiện điện tử, nhà máy điện, nhà máy xi măng,
than, thép …vv Schneider Electric đều có những bộ giải pháp, phần mềm
và dịch vụ chuyên biệt phù hợp cho từng đối tượng khách hang, chúng tôi
có đội ngũ chuyên gia kỹ thuật giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp
cận và áp dụng các công nghệ đó vào doanh nghiệp và giúp cho việc quản
lý năng lượng và kiểm soát các nguồn lực năng lượng được thuận tiện và
hiệu quả hơn
.
Là một chuyên gia quản lý năng lượng toàn cầu và ở
Việt Nam, trong những năm qua chúng tôi đã đồng hành cùng Chính Phủ và
các bộ ngành, cũng như hợp tác cùng các đối tác trong các dự án nhằm
nâng cao ý thức người dân về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Gần
đây nhất, chúng tôi đã phối hợp cùng Báo Vnexpress, Trung tâm sống và
học tập vì Cộng đồng (Live&Learn) tổ chức cuộc thi “Năng lượng Xanh
cho cuộc sống” đã thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi người từ khắo mọi
miền đất nước. Cuộc thi cũng là một hoạt động hướng đến sự kiện Hội
thảo và Triển lãm Quốc tế “Trải nghiệm Năng lượng Xanh và hiệu quả 2013”
được Schneider Electric tổ chức vào ngày 25 -26/10 vừa qua tại Dinh
Thống Nhất (TP.HCM). Sự kiện được sự ủng hộ của Tổng Cục Năng Lượng – Bộ
Công Thương, các bộ ngành với kết quả phổ quát kiến thức năng lượng cho
hơn 2.000 khách tham quan với 24 hội thảo chuyên đề và 15 gian hàng về
quản lý năng lượng.
Trước đó, Schneider Electric cũng đã triển khai
nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về tiêu thụ năng
lượng thông minh bao gồm cuộc thi có quy mô toàn cầu “Go Green in the
City” dành cho các sinh viên kinh tế và kỹ thuật ưu tú từ nhiều nước
trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cuộc thi Go Green in the City 2014
cũng vừa được chúng tôi phát động trên toàn cầu và Việt Nam nhằm tìm ra
những ý tưởng sáng tạo và mang tính thực tiễn cao nhất về các giải pháp
sử dụng năng lượng hiệu quả. Sơ bộ đã có 1.774 nhóm sinh viên đăng ký
vào cuộc thi, hứa hẹn sẽ mang lại một mùa thi sôi động với phần thưởng
xứng đáng dành cho đội vô địch là chuyến du lịch toàn cầu tới thăm các
văn phòng Schneider Electric và cơ hội làm việc tại tập đoàn Schneider
Electric. Hạn chót đăng ký tại Việt Nam là ngày 15/2/2014, tôi rất mong
đông đảo các bạn sinh viên kỹ thuật và thương mại tại Việt Nam sẽ tham
gia cuộc thi nhiều ý nghĩa này.
Minh Phúc