Nhận bản tin Online
Bài viết mới
29 Th9 2023

Blog Tự Động Hóa

Thị Trường Phát Triển  Kinh Doanh Sản Phẩm Công Nghiệp Tự Động Hóa Tại Việt Nam năm 2011 như thế nào?
Tổ chức xúc tiến thương mại

Thị Trường Phát Triển Kinh Doanh Sản Phẩm Công Nghiệp Tự Động Hóa Tại Việt Nam năm 2011 như thế nào? 

Hướng đến thị trường của
Việt Nam, công nghệ kỹ thuật tự động hóa tạo ra nhiều hướng đi mới cho mọi doanh
nghiệp như xuất khẩu hàng hóa có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn Quốc tế, đây là
nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển GDP cho Việt Nam. Vậy quá
trình đóng góp vai trò kinh doanh tại Việt Nam như thế nào? Nhà nước và Chính
phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện để các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, xây dựng,
đào tạo đội ngũ tri thức trẻ…để phát triển ngành công nghiệp sản xuất nói chung
và ngành khai thác Dầu khí nói riêng, ngành mũi nhọn để đảm bảo tăng trưởng cho
GDP của Việt Nam. Đây chính là động lực, là những nhân tố quan trọng để Việt Nam
có cơ sở vững chắc đi lên trong tiến trình hội nhập Quốc tế….

IA VIETNAM:
Xin ông/bà cho biết quá trình đầu tư, kinh Doanh tại Việt Nam của công
ty trong những năm gần đây và kế hoạch của những năm tiếp theo?


IA VIETNAM
:
Thưa ông, để góp phần vào sự tăng trưởng vĩ mô, Dung Quất đã ứng dụng
các thiết bị tự động hóa vào sản xuất nhằm góp phần tăng trưởng GDP cho
Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, vậy theo ông, sự đóng
góp ấy đã đủ tầm để chứng minh rằng, đầu tư công nghệ sản xuất an toàn
phải là sự ưu tiên hàng đầu, nên việc Dung Quất là nhà máy đầu tư lớn
các hệ thống công nghệ tự động hóa để sản xuất lọc hóa dầu lần đầu tiên
tại Việt Nam một cách bền vững?

Ông
Nguyễn Hoài Giang, Tổng giám đốc BSR Việt Nam
:
Như mọi người đều biết là các ứng dụng của hệ thống tự động hóa trong
các nhà máy nói chung đều phải trang bị các hệ thống công nghệ kỹ thuật
phức tạp và hiện đại, luôn có nguy cơ rủi ro an toàn cao như các công
trình dầu khí…đặc biệt là nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất nó có một ý
nghĩa vô cùng quan trọng để đảm bảo 2 vấn đề chính; vấn đề đầu tiên là
đảm bảo an toàn vận hành sản xuất, an toàn công nghệ. Qua đó, đảm bảo
luôn các việc như duy trì vận hành ổn định liên tục và bền vững của nhà
máy, vấn đề thứ hai là, tại sao phải áp dụng, ứng dụng các hệ thống tự
động hóa trong vận hành sản xuất. Nên những công trình, những nhà máy
nào có dây chuyền sản xuất cao, phức tạp, hiện đại… thì càng phải áp
dụng những hệ thống điều khiển tự động hóa một cách triệt để toàn diện
nhất, để nâng cao mức tối đa cái năng suất, hiệu năng sản xuất cũng như
hiệu suất tổng thể của công trình nhà máy đó. Tôi tóm lại 2 mục đích
chính cho việc đảm bảo vận hành sản xuất và đảm bảo hiệu suất tổng thể…



Tổng cộng các hệ thống điều khiển trung tâm và DCS, hệ thống điều khiển
thành phần bằng các PLC mà các nhà thầu cung cấp, thì hệ thống của nhà
máy có đủ mặt các tên tuổi, các anh tài lớn nhất thế giới như;
Honeywell, Siemens, Invensys, ABB, Yokogawa, Emerson, Rockwell, GE
Fanuc, Modicon, Schneider và rất nhiều chủng loại PLC, hệ thống điều
khiển thành phần đều có mặt tại NMLD Dung Quất này.


Góp phần vào việc tăng ngân sách cho nhà nước, cho tỉnh Quảng Ngãi năm
vừa rồi nộp khoảng 17 ngàn tỉ đồng, trong đó, có hơn 16 ngàn tỉ thu được
từ NMLD Dung Quất và nhà máy hóa dầu sản xuất hạt nhựa Polypropylene.

Ông
Eric Chan, Trưởng đại diện ABB Tp. Hồ Chí Minh
:Lĩnh vực kinh
doanh của chúng tôi thuộc một bộ phận của ABB với các sản phẩm tiêu biểu
như – biến tần, động cơ điên hạ thế và trung thế, PLC và Robot, trong đó
các sản phẩm có thể được cung cấp riêng lẻ hoặc kết hợp theo một giải
pháp tự động hóa từng phần hoặc đồng bộ để phục vụ sản xuất sản phẩm
riêng lẻ cũng như các quá trình sản xuất theo quy trình, nhằm nâng cao
năng suất sản xuất. Trong tương lai, chúng tôi mong muốn là đối tác tin
cậy trong nhiều phân khúc công nghiệp mà đã và đang phát triển rất nhanh
tại Việt Nam.
Ông
Toh Boon Meng, Tổng giám đốc Yokogawa Việt Nam
: Yokokawa đã hoạt động ở Việt Nam hơn 10 năm nay nhưng chúng tôi đã kinh doanh khắp Đông
Nam Á, năm 2006 thành lập văn phòng đại diện chính thức của Yokokawa ở
Việt Nam và năm 2008 trở thành một công ty hoàn chỉnh ở Việt Nam với
100% vốn từ Yokokawa ở Japan và Singapore. Chúng tôi cung cấp cho khách
hàng các dịch vụ về công nghiệp tự đông hóa. Hệ thống hoạt động của
chúng tôi hiện đang phát triển trong hơn 3 năm qua từ 50 người (năm
2008,2009) và năm 2010 là 70 người. Tại Việt Nam, chúng tôi kinh doanh 2
việc: thứ nhất là chúng tôi cung cấp dịch vụ cho khách hàng của mình ở
đây và 2 là hầu hết các kỹ thuật trong hệ thống mà chúng tôi có thể làm
được đều dành cho các khách hàng Việt Nam. Vì thế, nhân viên kỹ thuật
của chúng tôi gồm 55-60 kỹ thuật viên và kỹ sư với công việc phát triển
các ứng dụng phần mềm cho khách hàng Việt Nam.
Chiến lược cho 3 năm
tới của chúng tôi là tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng của mình
trong một thị trường đang phát triển mạnh như Việt Nam. Hiện nay, chúng
tôi đang cung cấp các dịch vụ thiết bị tự động hóa trong các lĩnh vực
như dầu khí, hóa dầu, dược phẩm, đóng gói và công nghiệp thức ăn. Chúng
tôi có 1 công việc trong Sapporo beer. Chúng tôi hoạt động trong rất
nhiều lĩnh vực. Tập đoàn chúng tôi rất rộng và chúng tôi nhận thấy 1
tiềm năng lớn tại Việt Nam. Do đó, chiến lược của chúng tôi là tiếp tục
phát triển dịch vụ đồng thời giới thiệu công nghệ mới đến Việt Nam để
góp phần tăng trưởng cho Việt Nam.

Au Mei Lin, giám đốc Marketing Invensys khu vực ASEAN
: Invensys
Operations Management đã có mặt tại thị trường Việt Nam,ban đầu thì
thông qua văn phòng Foxboro (Foxboro là nhà sản xuất hệ thống điều khiển
tự động toàn cầu, hiện giờ là 1 bộ phận của Invensys Operations
Management. Nhận thấy được tiềm năng của 1 thị trường đang phát triển,
Invensys đã thành lập văn phòng đại diện hoàn chỉnh ở tp.HCM vào năm
2007. Hiện tại, chúng tôi có văn phòng tại Hà Nội ở Hà Nội Grand Plaza.

Vài năm trước đây, Invensys đã tham gia vào các dự án quan trọng ở Việt
Nam, chủ yếu là các dự án về dầu khí, hóa dầu và ban năng lượng.
Invensys là 1 trong các đối tác chủ yếu của nhà máy lọc dầu đầu tiên của
Việt Nam, Nhà máy Polypropylene Dung Quất lắp đặt hệ thống Triconex và
Invensys Foxboro I/A cho điều khiển quá trình và đảm bảo an toàn. Nhà
máy đang hoạt động rất hiệu quả, đóng góp 30% nhu cầu quốc gia về nhựa
polypropylene mà trước đây phải nhập hoàn toàn 100%. Invensys cũng cung
cấp hệ thống SCADA cho Gas Pipelines Network, cũng như hệ thống năng
lượng.
Ông
Alen Lim, giám đốc điều hành Emerson Việt Nam
: Mảng tự động hóa
công nghiệp của Emerson, với những giải pháp công nghệ tiên tiến được
phát triển từ nhu cầu của khách hàng, giúp thỏa mãn các nhu cầu về vận
hành, an toàn và môi trường của họ. 2 năm vừa qua là quãng thời gian
tương đối khó khăn nhưng với sự chú trọng đến gần với khách hàng hơn là
nguồn động lực giúp chúng tôi tiếp tục đầu tư vào Việt nam cho dù đã có
những sự bất ổn về các nguồn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp. Với việc
thanh lập công ty trực tiếp tại Việt nam với đội ngũ nhân viên bán hàng,
thiết kế, và hỗ trợ kỹ thuật sau bán hàng kết hợp với việc nâng mức đầu
tư cho nghiên cứu và phát triển trong 2 năm 2009&2010, chúng tôi đã tiến
thêm một bước đến gần hơn nữa với các khách hàng ở Việt Nam. Nhờ thế,
chúng tôi đã giúp khách hàng giải quyết hiệu quả hơn các vấn đề của họ.

Một điều đáng mừng là những đầu tư này đã giúp chúng tôi thấy được hiệu
quả bước đầu là các khách hàng đã cảm thấy yên tâm hơn để đầu tư. Nhờ
vậy, cùng với sự hài long của khách hàng với sự hiện diện của chúng tôi
về mặt bán hàng, hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ sau bán hàng, chúng tôi đã
có được sự tăng trưởng ổn định trong năm 2010. Sự tăng trưởng này nằm
trên cả sự kỳ vọng của chúng tôi.

Chiến lược tiếp theo của chúng
tôi được xây dựng trên phương châm luôn hướng đến khách hàng. Chúng tôi
đang có kế hoạch mở rộng hoạt động ở Việt Nam bằng việc xây dựng thêm
các trung tâm thiết kế và bảo dưỡng/sửa chữa cũng như giới thiệu các
công nghệ mang tính đột phá như WirelessHART, FOUNDATION FieldBus,
DeltaV S-series cũng như Human Centered Design (HCD). Mục tiêu của
Emerson là đơn giản hóa việc sử dụng của khách hàng trong lĩnh vực tự
động hóa cũng như hỗ trợ khách hàng có được những cải thiện trong kết
quả hoạt động của họ, vốn chưa thực hiện được trước đây. Chúng tôi sẽ
tiếp tục bổ sung nhân sự cũng như huấn luyện nhân viên để có thể giúp
khách hàng tiếp cận được với những gì tốt nhất mà chúng tôi cung cấp.

IA VIETNAM:
Thị trường Việt Nam là một thị trường đầu tư tốt, vậy ông có lời khuyên
nào đối với các nhà sản xuất, nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm cho nhu
cầu trong nước cũng như xuất khẩu?

IA VIETNAM: Việc nâng cấp nhà máy lên công suất 10 triệu tấn/năm, cũng
như là sự đầu tư mới thêm công nghệ tự động hóa, điều đó cũng như thể
hiện sự đột phá mới, một bước phát triển để cung ứng một phần nguồn
nguyên liệu cho thị trường nội địa, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế, vậy ông có thể cho bạn đọc
biết thêm về sự cổ phần hóa nhà máy và nguồn nhân lực?


Ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng giám đốc BSR Việt Nam
:Việc
nâng cấp hiệu suất lên 10 triệu tấn/năm thì hiện nay đang đi vào giai
đoạn nước rút cuối cùng, nhà đầu tư cũng đã trình bày sự nghiên cứu, tài
liệu liên quan đến dự án để chúng tôi tiến hành các bước tiếp theo là cổ
phần hóa nhà máy, đấu thầu phía FEED và đấu thầu EPC rồi mới bắt đầu
triển khai xây dựng, mua sắm, lắp đặt nâng cao nhà máy. Dự kiến năm
2016-2017 sẽ hoàn thành. Với sự đầu tư mới, tôi nhấn mạnh lại rằng, các
hệ thống điều khiển của NMLD Dung Quất thì vấn đề đầu tiên là đảm bảo
cho an toàn khi vận hành, một sự nâng cấp mới để đảm bảo nguồn nguyên
liệu, nguồn an ninh năng lượng cho quốc gia là điều đã được minh chứng
tương đối rõ ràng đầy đủ, có thể nói rằng, trong suốt quá trình vận hành
đến nay đã là 2 năm, còn nếu tính từ khi nghiệm thu, bàn giao thì cũng
được hơn một năm rồi, vậy như bạn biết là nhà máy vẫn đảm bảo an toàn
tuyệt đối, và không có sự cố nào xảy ra cho thương vong và hỏng hóc cả.

Ông Eric Chan, Trưởng đại diện ABB
Tp. Hồ Chí Minh
: Các sản phẩm trong nước cần phải đựơc công nhận
đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Ông Toh Boon Meng, Tổng giám đốc
Yokogawa Việt Nam:

tôi nghĩ điều quan trọng nhất là đầu tư hệ thống tự động hóa. Ngay cả
sản xuất tự động ở Việt Nam, nguồn nhân lực rẻ nhưng không dễ đào tạo họ,
và để đào tạo thì phải tốn thời gian dài. Yokogawa chúng tôi giúp tự
động hóa và cung cấp cho người dùng các giải pháp công nghệ để cải thiện
sản xuất. Vì vậy, chúng tôi đến đây để giúp các khách hàng đánh giá và
so sánh chính họ ở Việt Nam cũng như với các ngành công nghiệp khác trên
thế giới và biết được nguồn nhân lực cũng như khách hàng ở đâu, và chúng
tôi cũng có nhiều giải pháp giúp cho họ cải tiến để đạt được tiêu chuẩn
quốc tế. Vì vậy, chúng tôi muốn giúp các nhà sản xuất Việt Nam trở thành
nhà sản xuất đạt chuẩn quốc tế và cùng sử dụng công nghệ của chúng tôi.
Bà Au Mei Lin, giám đốc Marketing
Invensys khu vực ASEAN
: Việc xuất khẩu đến các thị trường nội địa
phát triển nổi lên như 1 tiềm năng cho nguồn tăng trưởng chính của nhiều
nước đang phát triển. Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng này đặt ra
nhiều thử thách, khả năng của các nhà sản xuất để thâm nhập vào những
thị trường này phụ thuộc vào khả năng đáp ứng tính an toàn nghiêm ngặt
và tiêu chuẩn chất lượng của các nước này. Không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn
nghiêm ngặt, họ còn gia tăng đáp ứng các yêu cầu nhiều hơn và đáng kể
hơn các nước đang phát triển.
Một vài tiêu chuẩn chất lượng và an
toàn quốc tế bắt buộc ở các nước phát triển bao gồm tiêu chuẩn ISO
9000/9001 cho chất lượng sản xuất, ISO 22000 và HACCP (Hazard Analysis
and Critical Control Point) cho an toàn thực phẩm và có nhiều tiêu chuẩn
khác tùy thuộc vào lĩnh vực sản xuất và các nước tham gia vào.
Để đảm
bảo các sản phẩm được sản xuất ở Việt nam sẽ được quốc tế thừa nhận, các
nhà sản xuất cần nâng cấp nhà máy sản xuất và khả năng thực tế. Họ cần
phải đặt vấn đề an toàn và quy trình đảm bảo chất lượng với hệ thống
quản lý theo quy trình sản xuất tổng thể từ việc tìm nguồn cuung ứng đến
sản phẩm hoàn thành để đảm bảo cho nhà máy sản xuất của họ và sản phẩm
có thể được chứng nhận là đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn quốc tế.
Khả năng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và an toàn quốc tế hiệu quả sẽ
không chỉ giúp cho các nhà sản xuất đạt được đầu vào lớn hơn khi đến với
thị trường quốc tế nhưng nó cũng sẽ làm giảm sự cạnh tranh giá cả, kích
thích sự đầu tư và giảm tính nguy hiểm, điều này tạo cho các nhà sản
xuất khía cạnh tốt hơn đối với sự cạnh tranh của họ.
Ông Alen Lim, giám đốc điều hành
Emerson Việt Nam
: Hạng mục tự động hóa trong sản xuất chỉ chiếm
khoảng 3-5% tổng mức đầu tư cho một dự án mới nhưng lại là yếu tố vô
cùng cần thiết trong việc giúp khách hàng đáp ứng được tất cả các yêu
cầu của khách hàng trong và ngoài nước của họ. Điều này cũng dễ hiểu vì
các nhà sản xuất công nghệ cần có được sự linh động trong vận hành để
thích ứng được với các sự biến động của nguyên liệu đầu vào – ví dụ như
chuyển từ sử dụng dầu ngọt sang dầu chua trong các nhà máy lọc dầu –
cũng như sự thay đổi của nhiều yếu tố khác như chủng loại xăng hoặc
thành phần các loại phụ gia trong xăng. Để đáp ứng được các nhu cầu này,
Emerson đã thiết kế và đưa vào sử dụng các hệ thống tự động hóa trong
sản xuất không những đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng mà còn hoàn
toàn tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, sức khỏe và môi
trường.


A VIETNAM:

Ngành công nghiệp của Việt Nam đang ngày một phát triển, các công ty tại
Việt Nam nói riêng và các nhà cung cấp thiết bị nói chung, ông/ bà có
nhận định nào cho thị trường cung cấp thiết bị này?

IA VIETNAM
:
Như vậy nguồn nguyên liệu thô từ Bạch Hổ không đủ thì đồng nghĩa là
chúng ta phải nhập các nguồn nguyên liệu thô khác, vậy thì công nghệ của
nhà máy có phân loại, có kén chọn các loại dầu thô để ra thành phẩm có
chất lượng không, thưa ông?


Ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng giám đốc BSR Việt Nam
:
Hiện nay nhà máy có thể lọc được 100 loại dầu thô, đặc biệt là dầu chua
của Trung Đông, hiện cũng đã xử lý được dầu Bạch Hổ của chúng ta. Tuy
nhiên, dầu Bạch Hổ sẽ cạn dần, nên các bước tiếp theo của nhà máy là mở
rộng, cũng như chuẩn bị nguyên liệu đầu vào để không bị lệ thuộc nguồn
nguyên liệu trong nước, nên công nghệ mà Dung Quất đang vận hành hoàn
toàn đáp ứng được và sản phẩm có chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ông Eric Chan, Trưởng đại diện ABB
Tp. Hồ Chí Minh:

Một điều có thể chắc chắn, Việt Nam là một quốc gia cho thấy tiềm năng
tăng trưởng tốt ở một nền kinh tế mới nổi. Như vậy, có tiềm năng tốt để
phân phối các thiết bị tự động hóa và công nghệ trong.
Ông Toh Boon Meng, Tổng giám đốc
Yokogawa Việt Nam:

thiết bị tự động hóa thực sự là công nghệ đỉnh cao. Tôi muốn nói rằng
không bao giờ là kết thúc. Khách hàng nên cố gắng liên hệ với những nhà
cung cấp, người bán hàng thực sự và Yokokawa là nơi đáp ứng cho cả
hai,chúng tôi hầu như là một hệ thống hàng đầu thế giới. Và chúng tôi
luôn hy vọng mở rộng với hơn 70 người trong năm nay. Chúng tôi là nhà
bán hàng thiết bị tự động hóa lớn nhất ở Việt Nam để phục vụ cho khách
hàng và chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển. Đó là những gì chúng tôi mong
đợi.
 
Bà Au Mei Lin, giám đốc Marketing
Invensys khu vực ASEAN:

Sản xuất là yếu tố quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
Việt Nam, sự cạnh tranh về giá cả, hiệu suất,sự đáp ứng nhanh những yêu
cầu thay đổi của thị trường và khả năng và khả năng đáp ứng tiêu chuẩn
chất lượng và an toàn quốc tế sẽ là yếu tố quyết định thành công.
Điều này sẽ thúc đẩy công nghiệp sản xuất sẽ được đầu tư về tự động hóa
để tiếp tục khả năng cạnh tranh của họ và nói cách khác điều này sẽ đóng
góp nhu cầu tăng trưởng về công nghệ và thiết bị tự động hóa.
Sự đầu tư bên ngoài và toàn cầu cũng sẽ làm cho việc trao đổi công nghệ
và kiến thức dễ dàng hơn nói cách khác nó sẽ tăng kiếnw thức và chuyên
môn của nhân viên khu vực về việc sử dụng và vận hành các thiết bị, làm
tăng tốc độ chọn lựa công nghệ và thiết bị công nghiệp.
Trong sự
phát triển này, thị trường tiềm năng cho việc phân phối công nghệ và
thiết bị công nghiệp sẽ đươc chuyên môn hóa để tăng trưởng bền vững hơn
8-10 năm tới.
Ông Alen Lim, giám đốc điều hành
Emerson Việt Nam:

Về mặt địa lý, Việt Nam là một đất nước khá lớn. Các ngành sản xuất và
các nhà máy điện trải đều từ Lạng Sơn đến tận mũi Cà Mau. Như đã đề cập
ở trên, phương châm của chúng tôi là cố gắng đến càng gần với khách hàng
càng tốt nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của họ cả trong việc thiết kế, lên
kế hoạch cũng như khởi động các nhà máy mới hay các dự án mở rộng và
nâng cấp. Việc tiến gần đến khách hàng cũng giúp chúng tôi cung cấp các
dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng như bảo trì, bảo hành, lắp đặt hoặc sửa chữa
cho họ trong quá trình vận hành tại thời điểm hiện tại đồng thời cũng
chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai. Chúng tôi đã chủ động chuyển nhiều nhà
máy sản xuất của chúng tôi về những địa điểm gần hơn với các nhà cung
cấp cũng như khách hàng. Nhờ vậy, chúng tôi đã có thể rút ngắn được thời
gian giao hàng cũng như thời gian phản hồi lại các yêu cầu của họ để
giúp cho khác hàng có thể sớm khởi động nhà máy, nhanh chóng đưa sản
phẩm vào thị trường, tối ưu hóa chu kỳ bảo trì bảo dưỡng cũng như tối ưu
hóa quá trình sản xuất.

Việc lựa chọn quy trình quản lý chủ động,
có hoạch định trước chu kỳ bảo dưỡng giúp giảm nguy cơ chậm tái khởi
động nhà máy, giảm nguy cơ dừng sản xuất cũng như rút ngắn thời gian cần
thiết cho các lần bảo dưỡng định kỳ. Chúng tôi có những kỹ sư hiện
trường được đào tạo chuyên nghiệp với những kỹ thuật và thiết bị tốt
nhất nhằm giúp khởi động nhà máy sớm và hoàn thiện nhất. Quá trình sản
xuất được tối ưu hóa nhờ sử dụng quy trình bảo dưỡng dài hạn có kế hoạch
dựa trên việc chẩn đoán tình trạng thiết bị liên tục để hướng đến việc
bảo dưỡng thiết bị theo tình trạng và có tiên liệu trước. Các chương
trình quản lý thiết bị của chúng tôi giúp hiện thực hóa việc bảo dưỡng
định kỳ đã tiên liệu và chuẩn bị đầy đủ từ trước. Tất cả những việc kể
trên giúp nâng cao hiệu quả và kéo dài hơn chu kỳ sản xuất đồng.

IA VIETNAM:
Ông/bà có những nhận định nào cho thị trường năm 2011 và hướng đến năm
2012 trong khi sự trỗi dậy của ảnh hưởng kinh tế toàn cầu, cần phải có
những đối phó nào?

IA VIETNAM
:
Theo như Tập đoàn DKQGVN đã có triển khai xây các nhà máy mới, như vậy
chúng ta có còn phải nhập khẩu xăng dầu nữa không? hay cung đủ cầu thì
quả là điều may mắn cho nhân dân Việt Nam chúng ta, vậy việc nâng cấp
nhà máy là sự đầu tư hết sức có ý nghĩa và mục đích phát triển ngành
công nghiệp lọc hóa dầu của Việt Nam, thưa ông?


Ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng giám đốc BSR Việt Nam
:Tôi
nghĩ rằng, trong tương lai tổ hợp Nghi Sơn cũng cho ra 10 triệu tấn/năm
và xa hơn nữa là Long Sơn tại Vũng Tàu, như vậy mỗi miền đều có nhà máy
lọc dầu với công suất đó thì Việt Nam không phải nhập khẩu xăng dầu nữa
mà có thể còn xuất khẩu ra nước ngoài. Đây cũng là cơ hội để các Doanh
nghiệp cung cấp thiết bị và đó cũng là sự song hành để phát triển của
trí tuệ kỹ sư Việt Nam trong việc phát huy nội lực, tăng trưởng bền vững
cho nền kinh tế của đất nước chúng ta.

Ông Eric Chan, Trưởng đại diện ABB
Tp. Hồ Chí Minh:
Tôi lạc quan rằng xu hướng nước ngoài đầu tư vào
Việt Nam sẽ là một cơ sở tốt để tiếp tục phát triển quá trình sản xuất ở
đây.
Ông Toh Boon Meng, Tổng giám đốc
Yokogawa Việt Nam
: thật khó để mà nói điều đó trong lúc này. Như
tôi đã thấy là có rất nhiều thách thức. Tuy nhiên, chúng tôi cảm thấy
thị trường dầu khí vẫn là thị trường lớn, nguồn năng lượng ở Việt Nam
vẫn là một tiềm năng lớn. Và chúng tôi dự đoán rằng năm 2012, khi thị
trường biến động trở nên ổn định sẽ làm cho ngành công nghiệp của Việt
Nam trở nên thuận lợi hơn trong các năm 2012, 2013, 2014. Do đó, chúng
tôi muốn thấy những thách thức trong năm 2011 để cảm nhận điều đó. Phần
lớn các văn phòng địa phương mà chúng tôi tạo nên để phục vụ thị trường
nội địa chính là để chúng tôi nhận ra tiềm năng trong kinh tế tại nước
đó.
Bà Au Mei Lin, giám đốc Marketing
Invensys khu vực ASEAN
: Toàn cầu hóa đã tích hợp nền kinh tế thế
giới thông qua thương mại tự do và dòng tài chính thông qua sự trao đổi
kiến thức công nghệ. Từ khi trở thành thành viên của tổ chức thương mại
thế giới WTO vào năm 2007, Việt Nam có được nhiều lợi ích từ sự đầu tư
của nước ngoài và điều này dẫn đầu nền kinh tế đang phát triển nhanh và
sự phát triển mạnh mẽ trong cơ sở hạ tầng đất nước, chủ yếu đi đầu trong
sản xuất, coi như hơn 50% sự tăng trưởng GDP thực tế trong thập niên
cuối.
Trong khi thế giới đang chuyển mình chậm chậm từ sự khủng hoảng
kinh tế thì viễn cảnh kinh tế Việt nam trong năm 2011/2012 lạc quan so
sánh với các khu vực trên thế giới, với dự đoán về tăng trưởng GDP trung
bình 6.7-7.2% từ năm 2011 đến năm 2014. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn
giữ thế chủ động về viễn cảnh lâu dài ở Việt Nam và mong đợi sự tăng
trưởng trong đầu tư sản xuất thiết thực trong 2 năm tới.
Để tiếp tục
thành công trong những thử thách hiện tại của môi trường kinh tế, Việt
Nam sẽ phải bình ổn sự cạnh tranh về giá cả, tiếp tục thay đổi cơ cấu
đầu ra công nghiệp và quyền sở hữu để tăng hiệu suất đầu tư và củng cố
cơ sở hạ tầng kinh tế, tất cả những điều đó sẽ đóng góp cho sự phát
triển bền vững và giúp Việt Nam trở nên mạnh hơn từ khủng hoảng kinh tế
thế giớ hiện nay.
Ông Alen Lim, giám đốc điều hành
Emerson Việt Nam:

Tôi tin là các dự án đầu tư đang được phục hồi do nhu cầu của thế giới
về năng lượng, các sàn phẩm công nghiệp và sản phẩm tiêu dùng đã tăng
mạnh trở lại. Điều này đẩy giá dầu thô tăng cao, làm gia tăng nhu cầu về
điện, làm hồi phục lại nhu cầu về các loại nhiên liệu thay thế, làm kích
thích việc thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đẩy
mạnh việc sản xuất của các sản phẩm đầu cuối từ giấy đến nhựa ngay cả
các sản phẩm kim loại. Các dự án lớn đã tiếp tục được triển khai. Các
nhà sản xuất đang tìm kiếm các ưu thế trong một trị trường cạnh tranh
toàn cầu. Về phần mình, chúng tôi đang cộng tác với các khách hàng Việt
Nam và trên toàn thế giới để đưa vào vận hành các nhà máy “thông minh”
hơn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí vận hành và chi phí
bảo dưỡng trong khi đấy lại than thiện hơn với môi trường và an toàn hơn
cho người vận hành. Chúng tôi đang rất chú trọng đến các dịch vụ hỗ trợ
và huấn luyện để đàm bảo cho người sử dụng có thể hiểu và tận dụng các
công cụ tiến tiến như công nghệ Không dây hay công nghệ Foundation
FieldBus để vận hành các quy trình công nghệ hiện đại. Chúng tôi rất lạc
quan và tin tưởng sự tiếp tục mở rộng của thị trường vốn đầu tư kết hợp
với chiến lược hướng đến khách hàng của chúng tôi hiện tại sẽ giúp chúng
tôi tiếp tục phát triển mạnh trong năm 2011.

Lời kết :
Thay cho lời kết, việc các nhà cung cấp cho việc ứng dụng tại nhà máy sản xuất
công nghiệp, giúp tăng trưởng bền vững là yếu tố không thể thiếu cho quá trình
phát triển, vậy qua những câu chuyện chia sẻ trên đây, để các chuyên gia, các
nhà cung cấp thiết bị công nghệ, hãy tư vấn, tuyên truyền hơn nữa cho các hệ
thống tại các nhà máy của Việt Nam để họ ứng dụng và vận hành một cách tổng thể,
đây cũng là sự đầu tư cho việc tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam

 

Related posts

Trả lời

Required fields are marked *