IA Vietnam
Đời sống & kinh tế

Sản xuất Công nghiệp – Thương mại Triển vọng tháng tư Phục hồi – Tăng trưởng

Báo cáo kinh doanh sản xuất tháng tư và 4 tháng đầu năm 2009 của Bộ công thương cho thấy mức tăng trưởng tuy nhìn chung mọi lĩnh vực có thấp hơn tháng 2-3/2009 nhưng trong điều kiện ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, thì mức tăng cụ thể dưới đây đã biểu lộ nhiều dấu hiệu đầy triển vọng phục hồi kinh tế Việt Nam trong khi thế giới và các nước trong khu vực có mức tăng trưởng là âm. Sản xuất công nghệ tháng 4 đạt 53.800 tỉ đồng tăng 3,1%, nếu tính cả 4 tháng đầu năm đạt 209.000 tỉ đồng tăng 3,3% ngành công nghiệp nặng vẫn giữ nhịp độ bình thường, có ngành tăng trưởng mạnh như khoan dò và khai  thác dầu thô và dầu lọc, ngành điện tuy vào mùa khô, nhưng sản xuất điện năng vẫn tăng 5,3% so với cùng kỳ, nhờ nỗ lực từ các nhà máy điện Nhơn Trạch 1, Ô Môn 1 và nhà máy điện Cà Mau. Cơ khí công cụ phục vụ  sản xuất nông nghiệp cũng tăng manh, nhất là về phân bón, riêng nhà máy DAP Đình Vũ-Hải Phòng có thể đạt sản lượng 160.000 tấn trong năm 2009. Bên cạnh là mức tăng theo nhịp độ bình thường là các mặt hàng như dụng cụ công nghiệp, thép tròn, tủ lạnh, sợi dêt, vải, giấy, xà phòng giặt, than, giày thể thao, khí đốt, quặng apatit, bia rượu, nước giải khát, thuốc lá. Liên quan đến nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, trong tháng 4 cũng đã có mộ sự kiện đáng phấn khích, đó là cuộc triển lãm tại Việt Nam với 24 nước tham dự, với  nhiều giải pháp hợp tác, để mỗi nước, nhất là nước chủ nhà Việt Nam, có điều kiện nâng cao dần tỉ lệ nội hóa nguyên phụ liệu.
Những dấu hiệu bình ổn, có thể nhận rõ đó là sự đảo chiều của cán cân ngoại thương. Nếu 3 tháng đầu năm 2009, Việt Nam xuất siêu 700.000.000 USD thì qua tháng 4, nhập siêu đến 1.740.000.000 USD, nhưng xuất siêu là do xuất vàng nguyên lá, còn nhập siêu là do tăng nhập thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất, nhất là cho các dự án đấu tư vốn 100% nước ngoài, cho thấy, các doanh nghiệp nước ngoài vẫn cố vượt qua suy thoái và Việt Nam vẫn là điểm đến đầy triển vọng.
          
Triển vọng phục hồi kinh tế Việt Nam như định chế tài chánh thế giới là Quỹ tiền tệ thế giới  IMF đã có nhận định, dựa vào sự thay đổi cơ cấu trong khối lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam, nếu trước đây Việt Nam chủ yếu xuất sản phẩm thô chưa qua chế biến, thì nay các mặt hàng thuộc công nghệ chế biến, như linh kiện điện tử, da giày, gỗ gia dụng, túi xách, valyse, ô dù, hàng thủy tinh và thủy sản,  xuất khẩu đã tăng mạnh trong tháng 4.2009. Đặc biệt, thị trường các nước châu Á đã tăng nhập khẩu hai mặt hàng của Việt Nam là gạo và dầu thô. Đây có thể nói là do hiệu quả từ các gói hỗ trợ kích cầu của chính phủ, không chỉ ngăn chặn được hiện tượng phá sản của một số doanh nghiệp nhỏ và vừa mà còn giúp vực dậy nhiều doanh nghiệp, nhất là biện pháp hỗ trợ lãi suất tín dụng phục vụ kinh doanh sản xuất.
Còn lại một vấn đề, tưởng chừng như bất lợi cho các nước xuất khẩu như Việt Nam, đó là khối lượng hàng xuất tăng cao, nhưng kim ngạch thu về sụt giảm, là do giá bán xuống thấp. Nhưng dưới một góc nhìn thiết thực về phía người tiêu thụ nước ngoài, thì đó lại là một lợi thế cho xuất khẩu Việt Nam. Vì giá hàng xuống thấp là do người tiêu dùng các nước nhập khẩu, phải thắt hầu bao do suy thoái, họ chỉ cần có đủ, không cần sang xa xỉ như trước và hàng xuất xứ Việt Nam là vừa tầm với sự chọn lựa của “tình cảnh tiêu dùng, thời khủng hoảng này”. Đây sẽ là một nhịp thở, đến sản xuất công nghệ Việt Nam lấy trớn mà vươn lên tầm cao mới. Vì khủng hoảng rồi sẽ qua đi, người tiêu dùng lại đi tìm hàng hiệu cao cấp, mà phía Việt Nam đã có đủ thời gian thẩm thấu, để cung ứng hàng hợp thời “hậu khủng hoảng”./-

Related posts

Sản phẩm tiết kiệm năng lượng: Chưa có kênh truyền thông tốt

IA Vietnam
4 Tháng tám, 2011

Chuyển giao công nghệ quan trọng hơn là đổi mới

IA Vietnam
3 Tháng mười, 2012

Thành quả nổi bật 6 tháng 2009 của Bộ Công Thương

IA Vietnam
3 Tháng tám, 2011
Exit mobile version