Đây là dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất ( Bio – Ethanol Dung Quất) lớn nhất hiện nay sắp hoàn thành. Tại Khu Kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Dự án do Công ty CP Nhiên liệu Sinh học Dầu khí Miền Trung (PCB) làm Chủ đầu tư và Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) làm tổng thầu EPC với tổng giá trị đầu tư khoảng 80 triệu USD.
Nhà máy sản xuất bio-ethanol Dung Quất với công suất 100.000m3 ethanol/năm, thời gian xây dựng 18 tháng, sử dụng nguyên liệu sắn lát để sản xuất Ethanol. Nơi cung ứng nguyên liệu chủ yếu của nhà máy là tại tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh miền Trung Tây nguyên. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 24,62 ha, tại khu Kinh tế Dung Quất, thuộc xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Nhà máy đóng trên địa bàn Khu công nghiệp lọc hóa dầu đầu tiên của Việt Nam, tập trung nhiều dự án công nghiệp có quy mô lớn, gần cảng biển nước sâu Dung Quất, bên cạnh sân bay Chu Lai và khu đô thị mới Vạn Tường, khu vực này là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có ý nghĩa rất quan trọng về quốc phòng. Bên cạnh đó, nhà máy cũng giáp với các trục đường chính của KCN Dung Quất nối tới đường Quốc lộ 1A. Nhà máy sản xuất bio-ethanol Dung Quất sẽ tạo ra nguồn nhiên liệu sinh học giá rẻ làm nguyên liệu chế biến xăng, tiến tới thay thế một phần xăng; giảm bớt lượng khí thải CO2 của động cơ ra môi trường. Tham quan khu vực công trường sắp hoàn thành, tôi được Kỹ sư Sơn Trưởng ban an toàn dẫn tôi đi và giới thiệu rất chi tiết về các hạng mục kỹ thuật đang được gấp rút triển khai, nhằm phấn đấu hoàn thành trước kế hoạch cũng như dự định khánh thành nhà máy vào cuối năm nay. Trao đổi với IA VIETNAM, ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng giám đốc Nhà máy Lọc hóa Dầu Dung Quất, kiêm đại diện chủ đầu tư của Bio – Ethanol Dung Quất cho biết; “Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự sụt giảm kinh tế đã gây ra những khó khăn, thách thức đối với chúng ta, việc tiếp tục và đẩy mạnh thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất này là thể hiện sự quyết tâm của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũng như tính khả thi và hiệu quả kinh tế của Dự án. Đây là một sự kiện hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015, nên việc đầu tư, ứng dụng công nghệ tự động hóa là hết sức cần thiết. Ngoài ra, đây còn là dự án nằm trong Đề án phát triển nhiên liệu sinh học của Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20/11/2007”. Để thực hiện dự án này, Tổng công ty PTSC hợp tác liên doanh với Công ty Alfa Laval (Ấn Độ) cùng thực hiện. Liên doanh PTSC – Alfa Laval cũng mời nhà thầu phụ Delta-T (Mỹ) cùng tham gia cung cấp bản quyền công nghệ cho Dự án. Được biết, nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học xây dựng đầu tiên tại tỉnh Phú Thọ, nhà máy thứ hai tại Dung Quất và nhà máy thứ 3 tại tỉnh Bình Phước.
Mai Nguyễn
Related posts
Bài viết mới
Mitsubishi Electric Thái Lan ra mắt Hợp tác xây dựng phát triển bền vững
Mitsubishi Electric Thái Lan đã chính thức triển khai sáng kiến Hợp tác xây dựng bền vững năm 2024. Được…
ADI – Hỗ trợ cho Tương lai của Xe điện
Đề cương Công nghệ và kỹ thuật phải sẵn sàng ứng dụng tích hợp các tiến bộ EV (Xe điện)…