IA Vietnam
Năng lượng

Năng lượng và biến đổi khí hậu


Cắt 140.000.000 tấn khí thải CO2 – Ảnh minh họa

Thế giới đang phải đối mặt với những thách thức nghiệm trọng liên quan đến vấn đề năng lượng. Vấn đề cốt lõi là làm thế nào để bảo đảm được khả năng cung cấp năng lượng khi nhu cầu năng lượng cũng như những rủi ro trong quá trình cung cấp đang ngày càng tăng lên và làm thế nào để hạn chế được những tác hại đến môi trường do mức tiêu thụ tăng gây nên.
Giá năng lượng tăng cùng với những mối quan ngại về sự biến đổi khí hậu đã đẩy các vấn đề năng lượng thành vấn đề nghị sự hàng đầu trong các hội thảo kinh tế, chính trị và các cuộc tranh luận cộng đồng.
Tháng 6/2007, các lãnh đạo của nhóm G8 đã cùng nhất trí “hành động nhanh và mạnh” để giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu. Trước đó, vào tháng 3/2007, các lãnh đạo của Liên minh Châu Âu cũng đã đồng ý cắt giảm mức tiêu thụ năng lượng tới 20% cho đến năm 2020 so với mức nhu cầu dự kiến.
Ủy ban Châu Âu đặt ra mục tiêu cắt giảm mức tiêu thu năng lượng hàng năm của các nước thành viên lên tới 390 triệu tấn dầu và giảm lượng phát thải tới 780 triệu tấn, giảm gấp hai lần so với mức giảm mà EU đã chấp nhận theo Nghị định thư Kyoto-hiệp ước quốc tế có hiệu lực cho đến hết năm 2012. Áp dụng Công nghệ phù hợp và thay đổi hành vi là hai giải pháp chủ yếu để đạt được mục tiêu này.
Năm 2004 là năm cho thấy được hình ảnh cụ thể về tình trạng toàn cầu: năng lượng sản xuất khắp thế giới tương đương khoảng 11,2 tấn dầu, trong đó gồm cả năng lượng dùng để phát 17 triệu megawatt giờ điện. Mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu đã làm tăng mức phát thải CO2 lên tới 26 triệu tấn.
Nhu cầu năng lượng tăng ổn định và cho đến 2004 tăng gấp đôi so với 30 năm trước đó. Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu năng lượng sẽ tăng hơn 53% từ năm 2004 đến 2030. Thậm chí, theo các cơ quan khác, nhu cầu đó sẽ còn tăng hơn con số đó. Viện toàn cầu McKinsey (MGI) cũng dự đoán rằng nhu cầu năng lượng sẽ tăng 45% năm 2020.
IEA cho rằng mức tiêu thụ điện toàn cầu tăng gấp hai lần so với nhu cầu năng lượng nói chung và sẽ gấp đôi đến năm 2030. Chỉ riêng Trung Quốc được dự đoán là có mức tiêu điện tăng gấp ba lần. Theo đó, lượng tiêu thụ điện của người sử dụng cuối sẽ tăng từ 16% đến 21%.
Mức tăng trưởng mạnh và liên tục về nhu cầu năng lượng chủ yếu là do những tác động của tốc độ phát triển kinh tế nhanh ở một số thị trường mới nổi, như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Âu và Trung Đông. Theo dự đoán của IEA, các nước đang phát triển sẽ chiếm hơn 70% nhu cầu tăng năng lượng cho đến 2030.
Mức phát thải CO2 tăng tương ứng với nhu cầu năng lượng hoặc thậm chí còn tăng nhanh hơn bởi vì các nhà máy nhiệt điện sẽ có mức sản xuất tăng. Ứơc tính đến 2030, mức phát thải CO2 toàn cầu sẽ tăng 55%. Các thị trường mới nổi sẽ chiếm 70% mức tăng phát thải CO2 nếu như những nước này vẫn tiếp tục dựa vào các nhiên liệu hoá thạch.
Các nước có mức phát thải CO2 cao nhất thế giới là Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu năm 2006 của MGI, Trung Quốc sẽ là nước vượt mặt cả Mỹ và Châu Âu về mức phát thải CO2 cho đến 2010 và có thể sẽ chiếm khoảng 24% lượng phát thải CO2 toàn cầu đến 2020, chiếm 38% mức tăng phát thải trong giai đoạn đó.

Related posts

Xử lý tấm pin điện mặt trời không gây ô nhiễm

IA Vietnam
1 Tháng tám, 2019

Giảm thất thoát trong quá trình truyền tải điện của ABB

IA Vietnam
8 Tháng tám, 2011

Thuyền tự vận mang theo máy bay không người lái bảo trì xếp hàng để sửa chữa cho điện gió ngoài khơi

IA Vietnam
31 Tháng bảy, 2019
Exit mobile version