IA Vietnam
Hoạt động trong & ngoài nước

Hội Cơ khí TP.HCM với sứ mệnh nơi nào có máy móc, thiết bị nơi đó có vai trò phục vụ, đóng góp và hỗ trợ của người cơ khí, ngành cơ khí

Được sự chấp thuận của Sở Nội vụ TP.HCM, ngày 31/12/2024 vừa qua, Hội Khoa học Kỹ thuật Cơ khí TP.HCM (tên gọi tắt là Hội Cơ khí TP.HCM) đã tổ chức Đại hội lần VII, nhiệm kỳ 2024 – 2029 nhằm tổng kết hoạt động nhiệm kỳ 2019 – 2024 và đề ra phương hướng nhiệm vụ sắp tới.

Toàn cảnh hội nghị Hội Cơ khí Thành phố Hồ Chí Minh

Triết lý cùng tạo ra giá trị, cùng chia sẻ giá trị.

Theo Báo cáo của Ban chấp hành, Hội Cơ khí hiện có 132 thành viên, trong đó có 93 hội viên là đơn vị pháp nhân và 39 hội viên cá nhân. Trong nhiệm kỳ VI vừa qua Hội và các hội viên đã tham gia nhiều hội nghị, hội thảo do Thành phố, Liên hiệp hội tổ chức nhằm góp ý, hoàn thiện các chủ trương, chính sách, chương trình phát triển kinh tế – xã hội, cơ sở hạ tầng, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, các xu hướng mới nổi về công nghệ như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và chuyển đổi AI.

Các Hội viên là những nhà khoa học và công nghệ đã chủ trì hoặc tham gia hàng trăm đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước, Bộ và tỉnh, thành phố, góp phần đưa khoa học và công nghệ và sản xuất. Các tổ chức và nhà khoa học là hội viên cũng tham gia tích cực, là chuyên viên, chuyên gia, nhà sáng chế trong các chương trình Techmart của TP.HCM và của Bộ KHCN. Cùng với đó, Hội Cơ khí nói chung và lãnh đạo Hội nói riêng tích cực tham gia các hoạt động truyền thông và phổ biến kiến thức, công tác xã hội, đối ngoại…

Đại hội đã thông qua Điều lệ, danh sách Ban chấp hành Hội nhiệm kỳ VII 2024 – 2029 của Hội Cơ khí TP.HCM. Phương hướng nhiệm kỳ mới mà Ban chấp hành Hội đặt ra là cần định hướng vào đổi mới và sáng tạo trong mọi mặt hoạt động của Hội nhằm kết nối các nhà nghiên cứu, đào tạo, tư vấn với doanh nghiệp để giải quyết hiệu quả các thách thức và nắm bắt cơ hội nêu trên cho doanh nghiệp ngành cơ khí và các ngành công nghiệp, kinh tế, dịch vụ liên quan.

Với triết lý cùng tạo ra giá trị, cùng chia sẻ giá trị, Hội Cơ khí TP.HCM đặt ra sứ mệnh là hướng đến kỹ thuật phục vụ cho hạnh phúc con người, vì một thế giới tốt đẹp hơn bằng cách cải tiến, đổi mới, sáng tạo không ngừng để cải thiện năng suất và phát triển bền vững. Nơi nào có máy móc, thiết bị nơi đó có vai trò phục vụ, đóng góp và hỗ trợ của người cơ khí, ngành cơ khí.

Hội đẩy mạnh kết nối các nguồn lực nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các tổ chức, doanh nghiệp, nhà khoa học, chuyên gia, cá nhân liên quan cùng tạo ra giá trị để ngành cơ khí và các ngành công nghiệp, kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước tăng trưởng bền vững trên cơ sở cải tiến, đổi mới, sáng tạo trong ứng dụng: chuyển đổi số, chuyển đổi AI, chuyển đổi dữ liệu, chuyển đổi xanh, các công nghệ của Công nghiệp 4.0 và 5.0.

Để đảm bảo thực hiện tốt các hoạt động nêu trên, tổ chức của Hội trong nhiệm kỳ mới dự kiến sẽ bao gồm: Văn phòng hội, Ban hội viên, Ban đào tạo và tư vấn, Ban khoa học và công nghệ, Ban tài chính, Ban truyền thông, Ban hợp tác và kết nối, Ban kiểm tra. Mỗi uỷ viên ban chấp hành được khuyến khích tham gia một hoặc một số ban nêu trên nhằm góp phần xây dựng Hội ngày càng phát triển bền vững, đáp ứng sứ mệnh và tầm nhìn của Hội trong thời gian tới.

PGS – TS Phạm Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội Cơ khí nhiệm kỳ 2024-2029 phát biểu 

Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Hội Cơ khí TP.HCM hướng đến xây dựng các nền tảng, chương trình mục tiêu vừa tăng cường hiệu quả kết nối, đổi mới sáng tạo để cải thiện năng suất, chất lượng nhằm tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững cho doanh nghiệp cơ khí, từ đó phát triển hội viên tổ chức, doanh nghiệp mỗi năm 20% kể từ năm 2025 theo tinh thần “Hội viên giới thiệu hội viên mới”.

Vừa phát huy kinh nghiệm và nhiệt tình của đội ngũ các nhà khoa học lão làng, nhiều kinh nghiệm, vừa kết nạp các hội viên mới, trẻ và năng động từ trường, viện và doanh nghiệp. Phát triển các chi hội tại các khoa cơ khí của các trường đại học, cao đẳng. Phát triển các chi hội của các khoá cựu sinh viên cơ khí của các trường đại học, cao đẳng. Phát triển các hội viên là doanh nghiệp và hình thành các chi hội của một số doanh nghiệp lớn. Xây dựng và đào tạo theo khung năng lực kỹ sư cơ khí.

Hình thành và củng cố những con người cơ khí năng suất cao toàn diện. Xây dựng một ban lãnh đạo mạnh, đổi mới, năng động, tâm huyết với ngành nghề cơ khí, sẵn sàng phục vụ lợi ích của cộng đồng: ban thường vụ, ban chấp hành, các ban chuyên môn, hệ thống các mạng xã hội số hiện đại và hiệu quả.

Hội và các hội viên tích cực hơn nữa trong các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội vì sự phát triển bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh. Phát triển các đề án, đề tài, dự án KHCN ở TPHCM và các tỉnh thành phía Nam do Hội KHKT Cơ khí TPHCM là tổ chức chủ trì, phục vụ không chỉ cho ngành cơ khí và còn cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp khác.

Xây dựng các đề án khoa học công nghệ mang tính vĩ mô của ngành, mang tính liên ngành, bao gồm nhiều đề tài, nhiệm vụ khoa học, công nghệ kéo dài trong 5 năm, 10 năm, rất được Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Thành phố ủng hộ. Phương châm là: “Khoa học từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất”. “Mọi ý tưởng không được thương mại hoá đều là vô ích”. Xây dựng chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng gắn kết từ giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho đến sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại nội địa và toàn cầu.

Xây dựng các hoạt động định hướng giá trị gia tăng cao, ở hai bên nhánh trái và nhánh phải của đường cong cười. Khẩu hiệu “Sản xuất toàn bộ tại Việt Nam”: từ ý tưởng, sáng chế, sáng tạo, thiết kế, chế tạo, kinh doanh, thương hiệu tại Việt Nam và toàn cầu”.  Tập trung vào năng suất vì “Năng suất không phải là tất cả, nhưng lâu dài năng suất hầu như là tất cả” (Paul Krugman, chủ nhân giải Nobel kinh tế 2008).

Hội Cơ khí TP.HCM cũng sẽ xây dựng khung năng lực của kỹ sư cơ khí và kỹ thuật viên cơ khí. Khung năng lực bao gồm các kiến thức, các kỹ năng, các thái độ tích cực và các phẩm chất tốt đẹp của một kỹ sư/ kỹ thuật viên cơ khí, tham khảo từ các hiệp hội kỹ sư cơ khí và đại học danh tiếng của thế giới. Hình thành các chương trình đào tạo theo yêu cầu của khung năng lực nêu trên, tổ chức các kỳ thi đánh giá và cấp chứng chỉ hành nghề.

Triển khai “Chương trình cải tiến, đổi mới, sáng tạo nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận, tăng trưởng bền vững cho các doanh nghiệp cơ khí và các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.  Bằng cách áp dụng hàng ngàn giải pháp năng suất cao toàn diện, hình thành nhưng con người, đội nhóm, tổ chức, doanh nghiệp, ngành cơ khí năng suất cao toàn diện.

Hội Cơ khí TP.HCM cùng các chuyên gia thực hiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí và các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp khác hình thành dần dần hệ thống vận hành đẳng cấp thế giới 5.0, bao gồm trong đó hệ thống bảo trì đẳng cấp thế giới 5.0.Hội thúc đẩy việc kết hợp tri thức, trí tuệ, tư duy của con người với trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số để biến tri thức, dữ liệu thành giá trị, thành tiền cho doanh nghiệp.

Ban chấp hành nhiệm kỳ 2024-2029

Hoạt động hợp tác và kết nối trong nước

Mục tiêu trong nhiệm kỳ 2024 – 2029, Hội Cơ khí TP.HCM hỗ trợ xây dựng các hệ sinh thái Công nghiệp chế tạo bền vững (Manufacturing Industries Cluster – MIC) theo mô hình cluster của GS. Michael Porter, bao gồm các chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng các nhóm sản phẩm, dịch vụ liên quan đến cơ khí; các cơ quan Nhà nước, các tổ chức đào tạo, nghiên cứu, các tổ chức tài chính, ngân hàng, hình thành các dự án hợp tác giữa tổ chức khoa học, công nghệ và doanh nghiệp cơ khí, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

Hệ sinh thái bao gồm các thành viên (tổ chức, doanh nghiệp, chuyên gia) liên quan đến các ngành công nghiệp chế tạo và sản xuất: cơ khí, dệt may, da giày, nhựa – cao su, xây dựng, điện – điện tử, v.v…

Hệ sinh thái Chuyển đổi số, AI và dữ liệu (Digital, AI and Data Cluster – DADC) đáp ứng nhu cầu và cơ hội phát triển của đất nước về chuyển đổi số, AI và dữ liệu, phục vụ cho hầu hết các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn Thành phố và cả nước.

Xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng

Hội Cơ khí TP.HCM cùng các hệ sinh thái, các chuỗi cung ứng, triển khai ký biên bản hợp tác với các hiệp hội ngành nghề sản xuất công nghiệp, ngành kinh tế trọng yếu, các công ty, tập đoàn lớn ở TP.HCM và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (có GRDP hiện nay vào khoảng 2 triệu tỷ đồng), hướng tới trở thành nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ toàn diện cho các doanh nghiệp trong vùng này và tương lai là cho các vùng kinh tế trọng điểm còn lại.

Triển khai hợp tác với các trường, viện trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí và các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ đang là xu hướng: chuyển đổi số, chuyển đổi AI, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, …

Thúc đẩy các hệ sinh thái triển khai hợp tác với các cluster trên thế giới, đặc biệt là Nền tảng hợp tác cluster Châu Âu ((ECCP), hiện có 1.500 cluster thành viên. Hội Cơ khí TP.HCM và các hệ sinh thái, các chuỗi cung ứng triển khai hợp tác với các hiệp hội cơ khí và hiệp hội kỹ thuật khác trong khu vực và thế giới, với các tổ chức triển lãm quốc tế, …

Related posts

Công nghiệp thép Việt Nam bị xem là hỗn loạn

IA Vietnam
20 Tháng mười hai, 2012

Lưu lượng kế điện từ Bộ chuyển đổi MC 608 A/B

IA Vietnam
25 Tháng tám, 2011

Sự thành công lớn của hội nghị 2011

IA Vietnam
24 Tháng tám, 2011
Exit mobile version