Giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành tháng 11 ước đạt 64,4 nghìn tỷ đồng, tăng 3,6% so với tháng 10 và tăng 13,0% so với tháng 11/2008 (Riêng các doanh nghiệp thuộc Bộ tăng 13,2% so với tháng 11/2008); tính chung 11 tháng ước đạt 631,87 nghìn tỷ đồng, tăng 7,3% so với cùng kỳ, trong đó: khu vực kinh tế Trung ương tăng 5,4% (Riêng các doanh nghiệp thuộc Bộ tăng 7,5%); khu vực kinh tế địa phương giảm 2,8%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước có tốc độ tăng cao nhất 9,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 7,7%.
Giá trị sản xuất công nghiệp
Trong tháng 11, một số doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (tăng 17,7%); Tổng công ty Hóa chất Việt Nam (tăng 34,3%); Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (tăng 44,1%); Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (tăng 24,6%); Tổng công ty Thiết bị điện (tăng 66,8%); Tổng công ty cổ phần Điện tử – Tin học Việt Nam (tăng 2,2 lần); Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (tăng 37,0%); Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (tăng 37,4%);… Tính chung 11 tháng, một số đơn vị đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tăng trưởng bình quân của toàn ngành (tăng 7,3%) và tăng trưởng bình quân của Bộ (tăng 7,5%) như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (tăng 12,4%); Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp (tăng 18,5%); Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (tăng 26,7%); Tổng công ty Thiết bị Điện (tăng 12,6%); Tổng công ty cổ phần Điện tử – Tin học Việt Nam (tăng 21,9%); Tổng công ty Thuốc lá VN (tăng 7,9%); Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (tăng 22,7%); Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (tăng 19,2%); Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp (tăng 8,8%); Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam (tăng 17,1%)… tình hình sản xuất điện tương đối căng thẳng nhất là khu vực miền Bắc do phụ tải tăng cao và các nguồn điện mới đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm, chưa vận hành ổn định. Các nguồn nhiệt điện, tua bin khí và điện nhập khẩu của Trung Quốc được huy động cao. Các nguồn thuỷ điện miền Bắc khai thác hạn chế để phục vụ tích nước. Vì vậy, sản lượng điện tháng 11 ước đạt 7,29 tỷ kWh, giảm 2,7% so với tháng 10; tuy nhiên, tính chung 11 tháng ước đạt 77,1 tỷ kWh, tăng 13,6% so với cùng kỳ.
Khai thác dầu khí tại các mỏ trong và ngoài nước tiếp tục ổn định và hiệu quả, đảm bảo đạt vượt mức kế hoạch đề ra. Khai thác dầu 11 tháng ước đạt 15,25 triệu tấn, tăng 13,5%. Công tác phát triển mỏ được triển khai tích cực, tính đến cuối tháng 11, ngành dầu khí đã hoàn thành lắp đặt các kết cấu chính (chân đế, topsides, dầm….) để đảm bảo đưa mỏ Nam Rồng – Đồi Mồi và mỏ D30 (Malaysia) vào khai thác cuối năm 2009.
Ngành Công nghiệp nặng
Tính đến hết tháng 11, ngành than đã cung cấp cho các hộ trong nước gần 18 triệu tấn, tăng 8,5% so với cùng kỳ, trong đó, cung cấp cho hộ điện ước đạt 5,76 triệu tấn, tăng 1,8%; hộ xi măng đạt 3,62 triệu tấn, tăng 12,5%; hộ đạm đạt 0,5 triệu tấn, tăng 18,2%. Xuất khẩu than tăng mạnh, ước đạt 21,67 triệu tấn, tăng 29,2% so với cùng kỳ.
Lượng tồn kho tính đến tháng 11 khoảng 5,05 triệu tấn, trong đó lượng than cám tồn kho 3,45 triệu tấn. Ngành than cần phối hợp với các cơ quan hữu quan tìm giải pháp để giải quyết số than tồn đọng trên. Trong đó ngành Thép vào mùa xây dựng nhưng nhu cầu thép không sôi động như mọi năm dù lượng cung khá dồi dào và giá thép đã giảm nhẹ trong 2 tháng gần đây. Giá thép cạnh tranh từ các nước ASEAN do được hưởng thuế suất nhập khẩu 0% làm tăng thêm sức ép tiêu thụ thép của các nhà máy sản xuất trong nước. Tuy nhiên, do tỉ giá ngoại tệ biến động, doanh nghiệp phải cân đối lại nguồn ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu sản xuất nên từ giữa tháng 11, Tổng công ty Thép Việt Nam đã bắt đầu tăng giá bán thép các loại lên 200 nghìn đồng/tấn.
Tính chung đến nay, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 51,3 tỷ USD, đạt xấp xỉ 87,0% kế hoạch năm và giảm 11,6% so với cùng kỳ (tương đương giảm 6,71 tỷ USD). Còn kim ngạch nhập khẩu ước đạt 61,72 tỷ USD.
Trong tháng 11, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định về quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp và thương nhân nước ngoài tại Việt Nam và đang xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón và dự thảo Nghị định khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo.
Related posts
Bài viết mới
HỘI THẢO “TĂNG TỐC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VỚI CÁC ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT”.
Vào ngày 22/3/2023 vừa qua, tại Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc Gia (NIC) – Thủ đô Hà…
ESTEC NHẬN GIẢI THƯỞNG HIGHEST GROWTH PARTNER IN VIETNAM FY2022 TẠI HỘI NGHỊ APEPF
Tại Hội nghị Asia Pacific Executive Partner Forum 2023 (APEPF) của hãng Siemens DI SW dành cho các đối tác…