IA Vietnam
Đời sống & kinh tế

EMERSON – Cái tên gắn liền với lĩnh vực Tự Động Hóa trong công nghệ khai thác dầu khí!

Nhắc đến thương hiệu ngành tự động hóa quá trình trong lĩnh vực khai thác dầu khí, chắc hẳn ai cũng biết đó là Emerson. Một tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tự động hóa nói chung và tự động hóa phục vụ khai thác dầu khí nói riêng, một ngành góp phần không nhỏ cho phát triển nền kinh tế của Việt Nam. Nhân dịp hội thảo về các giải pháp tổng thể của Emerson Process Management cho các ngành Công nghiệp trong tháng 11 này, tạp chí Tự động hóa Công nghiệp Việt Nam có cuộc trao đổi ngắn với ông Mike Ilgen, giám đốc phát triển kinh doanh và tiếp thị công nghiệp Emerson khu vực Châu Á Thái Bình Dương, qua đây ông chia sẻ một số thông tin về bản thân, về thị trường cũng như khái quát về sự trừu tượng của WirelessHART cũng như công nghệ truyền thông Field thông minh.


Ông Mike Ilgen, giám đốc phát triển kinh doanh và tiếp thị công nghiệp Emerson 
khu vực Châu Á Thái Bình Dương
Iavietnam.net có cuộc phỏng vấn ông Mike IIgen, giám đốc phát triển kinh doanh và tiếp thị công nghiệp Emerson khu vực Châu Á Thái Bình Dương:

Rất vui khi được cùng ông chia sẻ thông tin cho bạn đọc nhân dịp này, ông có thể giới thiệu một chút về bản thân?

Tôi là Giám đốc phát triển và Giám đốc marketing về các ứng dụng trong các ngành công nghiệp cho Emerson Process Management ở Châu Á – Thái Bình Dương. Hiện tại, tôi chuyên phụ trách mảng ứng dụng cho Công nghiệp Khai thác Dầu khí ở khu vực Châu Á. Với Emerson Process Management, tôi đã trải qua nhiều vị trí trong hơn 21 năm làm việc tại đây. Các kinh nghiệm trong lĩnh vực tự động hóa của tôi phần lớn đều liên quan đến các ngành công nghiệp về Hydrocarbon – Lĩnh vực Dầu khí, Lọc và Hóa dầu. Trước khi làm việc cùng Emerson, tôi là Kỹ sư công nghệ chính cùng với Công ty Hóa chất Exxon tại Baton Rouge, Louisiana cũng như cùng Cong ty Bayer tại Baytown, Texas.
Trước khi gia nhập gia đình với Emerson, ông là một kỹ sư cấp cao của Exxon, vậy những kinh nghiệm nào giúp ông phát triển lĩnh vực này?

Theo tôi nghĩ, các kinh nghiệm khi làm kỹ sư công nghệ đã giúp ích rất nhiều cho tôi.Việc đã từng đứng trong vai trò người sử dụng đã giúp tôi thấu hiểu các vấn đề thường gặp của các công ty Dầu khí lớn. Nó cũng giúp tôi hiểu được tầm ảnh hưởng lớn lao của tự động hóa cũng như của các thiết bị trường lên hiệu suất của nhà máy. Kinh nghiệm thực tiễn giúp tôi hiểu rõ mức độ hiệu quả của nhà máy cũng như hiểu rõ lý do các thiết bị trường “thông minh” các hệ thống điều khiển và các giải pháp tích hợp có thể mang lại hiệu quả đầu tư vô cùng to lớn. Các hệ thống điều khiển tích hợp là nền tảng cho một nhà máy vận hành trơn tru và lợi nhuận cao.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm tự động hóa quá trình, điều đó góp phần không nhỏ cho Emerson khu vực, đặc biệt tại Việt Nam, một quốc gia với nền kinh tế mới nổi. Ông có nhận định nào cho thị trường này?

Theo tôi thì đây là một quãng thời gian rất thú vị ở Châu Á. Có thể nói đây là kỷ nguyên của Châu Á và tôi rất hãnh diện khi có mặt ở đây để chứng kiến điều đó.
Theo tạp chí O&G Journal (OGJ), Việt Nam được xếp hàng thứ 3 về trong khu vực về trữ lượng dầu khí và hiện vẫn còn rất nhiều nguồn chưa khai thác. Việt Nam là một nhà cung cấp dầu quan trọng cho thị trường trong nước cũng như trong khu vực và có nhiều khả năng phát triển thành một nhà cung cấp khí thiên nhiên lớn trong thập kỷ tới. Việt Nam đã nâng cao sản lượng khai thác dầu khí liên tục trong suốt hơn 2 thập kỷ vừa qua, tuy vậy, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, của quá trình công nghiệp hóa cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu đã làm gia tăng mức tiêu thụ năng lượng trong nước. Điều này có thể ví như nạp năng lượng cho một quả bom phát triển có thể nói với mức độ đáng kinh ngạc. Theo tôi thì Việt Nam có một tương lai rất tươi sáng.

Công nghệ luôn gắn liền với thực tiễn, đòi hỏi bản lĩnh con người, tư duy vai trò của người kỹ sư tốt, có như vậy hiệu suất mới đảm bảo và an toàn, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí?

Quả đúng như vậy, con người là một trong những yếu tố cản trở việc ứng dụng những công nghệ mới bên cạnh việc phải liên tục học tập nâng cao kiến thức cũng như cập nhật cách thức làm việc để tận dụng được các lợi thế của công nghệ mới. Chúng tôi hoàn toàn hiểu được vấn đề trên nên đã áp dụng các thiết kế hướng đến người sử dụng (Human Centered Design – HCD) để giúp cho việc ứng dụng các công nghệ mới dễ dàng hơn. Sự khác biệt của thiết kế này so với các phương pháp thiết kế sản phẩm khác nằm ở chỗ HCD cố gắng tối ưu hóa sản phẩm xung quanh cái mà người sử dụng cần, mong muốn và có thể sử dụng sản phẩm thay vì bắt người sử dụng phải thay đổi cách họ vẫn thường làm nhằm phù hợp cho việc sử dụng một sản phẩm mới. Điều này cũng tương tự như phương pháp tiếp cận của Apple vốn tạo nên sự thành công vượt bậc của sản phẩm Ipod – giao diện người dùng của nó vô cùng đơn giản và dễ sử dụng. HCD của cũng chúng tôi cũng có thể hiểu tương tự như vậy, nó giúp cho việc thiết kế, sử dụng và chẩn đoán tình trạng của thiết bị rất dễ dàng. Các bước không cần thiết đã được lược bỏ, các thông tin cần thiết được trình bày theo cách đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp cận và dễ định dạng. Điều này giờ đã trở thành điều hiển nhiên với người sử dụng.

Trông ông có vẻ rất thích thú khi nói về công nghệ WirelessHART cũng như các công nghệ truyền thông thông minh ở ngoài Field. Ông có thể chia sẻ cùng độc giả lý do của điều này hay không?

Tôi cảm thấy vô cùng thích thú với các công nghệ thiết bị thông minh như FIELDBUS hay WirelessHART cũng như cách mà các công nghệ này cho phép có một hệ thống thiết bị trường “thông minh”. Các công nghệ này cho phép người sử dụng có được nhiều dữ liệu có giá trị về công nghệ cũng như dự đoán trước tình trạng vốn trước đây không thể có được. Đã từng là một kỹ sư công nghệ tham gia vào việc vận hành nhà máy, tôi hiểu được các dữ liệu chính xác, theo thời gian thực là chìa khóa giúp chúng ta hiểu rõ quá trình công nghệ của chúng ta đang diễn ra như thế nào. Một trong những ưu điểm của các công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ không dây, là chúng giúp chúng ta có thể thu thập được các dữ liệu quan trọng với chi phí chỉ thấp hơn rất nhiều so với các phương pháp lắp đặt truyền thống. Điều này tạo điều kiện cho chúng ta có thể thu thập được nhiều dữ liệu về quá trình công nghệ cũng như tình trạng của thiết bị, máy móc với cùng chi phí không quá cao. Các dữ liệu này kết hợp với các ứng dụng thông minh giúp chúng ta có thể có được các quyết định tốt hơn cho nhà máy và cho quá trình công nghệ của mình. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với công nghiệp khai thác Dầu khí vốn phải đối mặt với rất nhiều biến đổi.
Một ví dụ điển hình trong lĩnh vực Dầu Khí là việc giám sát các đầu giếng. Một trong những nguyên nhân phổ biến của việc không đạt sản lượng khai thác là việc thiếu thông tin thời gian thực về hoạt động của các đầu giếng này. Các đầu giếng tối quan trọng thường đã được giám sát tự động trong khi đó phần lớn các đầu giếng còn lại thì chưa do trở ngại về chi phí đầu tư. Hiện nay, công nghệ WirelessHART cung cấp giải pháp giám sát và điều khiển các giếng khai thác cũng như các giếng ép vỉa với chi phí không quá cao. Các đầu giếng trước đây vốn khó đạt sản lượng thì hiện giờ đã có thể được giám sát, điều khiển và tối ưu hóa tại chỗ hoặc từ xa.
Và không chỉ dừng lại ở các đầu giếng. Các nghiên cứu đã cho thấy 40-60% các thiết bị và quá trình khai thác, chế biến dầu khí có thể được đo đạc tự động hóa với công nghệ không dây.
MT

Related posts

Hỏi và đáp với ông Karsten Schneider, Chủ tịch hiệp hội PI

IA Vietnam
31 Tháng bảy, 2019

Dấu hiệu tích cực từ sản xuất công nghiệp

IA Vietnam
5 Tháng ba, 2013

Thông tin dự án tháng 2-2013

IA Vietnam
11 Tháng tư, 2013
Exit mobile version