Mỗi năm các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước cung cấp cho thị trường 110.000 kỹ sư Công nghệ thông tin nhưng thực tế chỉ có 10% kỹ sư có thể phục vụ tốt cho ngành này.

Kí kết thỏa thuận đào tạo công nghệ cao giữa trường đại học và các doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ (KHCN) Nguyễn Văn Lạng đã thẳng thắn nhìn nhận nguồn nhân lực công nghệ cao còn thiếu và yếu về năng lực thực hành như trên tại Hội thảo “Đào tạo nguồn nhân lực cao theo nhu cầu xã hội” được tổ chức vào ngày 11/4 vừa qua tại Bình Dương.
Nhân lực công nghệ cao: Thiếu!
Mặc dù nhân lực KHCN nói chung và Công nghệ cao nói riêng đã có một số đóng góp thiết thực, nhiều công nghệ cao được đưa vào triển khai và đạt một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong công tác đào tạo cũng như sử dụng nguồn nhân lực này.
Đó cũng chính là một trong những lí do khiến chúng ta thường đứng ở vị trí cuối hoặc nửa cuối bẳng xếp hạng về một số chỉ số công nghệ quan trọng như: Chính phủ điện tử; Khả năng sáng tạo công nghệ; Phổ biến công nghệ hiện đại; Kỹ năng con người; Xã hội thông tin và truy cập dữ liệu…bởi năng lực KHCN quốc gia nói chung của nước ta còn thấp, quy mô bé.
Chính điều này đã dẫn đến việc chúng ta chưa sở hữu hay làm chủ được bất kì công nghệ nguồn, công nghệ cốt lõi nào thuộc lĩnh vực CNC mà mới chỉ dừng lại ở mức độ làm chủ được một vài công đoạn, một số quá trình hoặc một số yếu tố công nghệ cao nào đó mang tính chuyên ngành.
Hiện cả nước có 321 trường đại học, cao đẳng có đào tạo các ngành CNC về: Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, Công nghệ vật liệu và 193 trường đai học, cao đẳng có đào tạo các nghành CNC trình độ cao đẳng. Nhưng trên thực tế, con số những sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng nói trên khi ra trường có thể làm được việc trong những lĩnh vực được đào tạo không nhiều.
Cụ thể, tại lĩnh vực côn nghệ thông tin(CNTT), hiện các trường đại học trong cả nước cung cấp cho thị trường lĩnh vực này khoảng 110.000 kỹ sư/năm nhưng trên thực tế chỉ khoảng 10% sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT có thể phục vụ tốt ngành này. Điều này dẫn đến tình trạng, mặc dù thiếu nhân lực nhưng các doanh nghiệp phần mềm không thể tuyển dụng được ngay số lượng nhân viên như mong muốn.
Tương tự, tại lĩnh vực Công nghệ vật liệu nguồn nhân lực CNC cũng rơi vào tình trạng “cung không kịp cầu” mặc dù việc đào tạo nhân lực trong lĩnh vực này được triển khai ở hầu hết các trường trên cả nước như: Đại học Bách khoa Hà Nội, Bách khoa Đà Nẵng, Bách khoa TP.HCM, Đại học Xây dựng, Phòng thí nghiệm công nghệ nano (ĐH Quốc gia TP.HCM), Viện Khoa học Vật liệu xây dựng, Viện đào tạo quốc tế, Trung tâm nghiên cứu và phát triển(R&D)…nhưng số liệu thống kê về số lượng đào tạo cũng chưa được cập nhật đầy đủ
Việc thiếu nguồn nhân lực CNC tại lĩnh vực Tự động hóa(TĐH) cũng đang diễn ra tình trạng đào tạo không kịp với nhu cầu sử dụng thực tế. Cụ thể là một thời gian dài ngành TĐH chưa được đầu tư đúng dẫn đến việc thiếu trầm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Hầu hết, số nhân lực TĐH chưa theo kịp được với nhu cầu phát triển của ngành.
Một ví dụ nữa là tại lĩnh vực Công nghệ sinh học (CNSH), hiện nguồn nhân lực CNSH của Việt Nam đang đi sau hàng chục năm so với nhiều nước đang phát triển. Cụ thể, tính đến năm 2007 chúng ta mới đào tạo được 1.500 công nhân/kỹ sư, 400 thạc sỹ và 90 tiến sỹ về CNSH. Trong lĩnh vực gien thì con số đào tạo cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này cũng không quá 10 đầu ngón tay.
Trong khi đó, cùng với CNTT thì CNSH được coi là làn sóng thứ 5 trong lịch sử phát triển của KHCN thì chúng ta lại đang thiếu các cán bộ đầu đàn giỏi, xứng tầm để”điều khiển dàn nhạc CNSH nông nghiệp một cách nhịp nhàng, giải quyết được những hạn chế, tồn tại đang mà lĩnh vực CNSH đang gặp phải”. Chính vì thế, mặc dù mạng lưới các phòng thí nghiệm về CNSH được thành lập ở nhiều nơi nhưng vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong nghiên cứu và ứng dụng.
…Và yếu!
Theo đánh gia của Viện KHCN Việt Nam về thực trạng, cơ cấu nguồn nhân lực KHCN của Việt Nam trong đó có CNC còn nhiều bất hợp lí. Cụ thể, số lượng nhân lực có trình độ trên đại học trong lĩnh vực KHCN chỉ chiếm khoảng 10%.
Trong khi đó, chất lượng của cán bộ KHCN cũng còn nhiều vấn đề, tỉ lệ cán bộ KH làm tốt chuyên môn nghiệp vụ chỉ chiếm khoảng 35%, tỷ lệ cán bộ yếu kém về trình độ năng lực chuyên môi nghiệp vụ là 28%.
Kết quả điều tra của Bộ KHCN cho thấy, tiềm lực KHCN tại 233 đơn vị thuộc các Bộ, ngành trung ương cho thấy tuổi đời của cán bộ có chức danh khoa học khá cao(bình quân 57,2 tuổi) trong đó giáo sư là 59,5 tuổi, phó giáo sư là 56,4 tuổi. Số cán bộ có chức danh khoa học ở độ tuổi dưới 50 chỉ chiếm 12% trong đó giáo sư là 7,2%, phó giáo sư là 13,5%.
Những số liệu trên cho thấy một thực tế đó là nguy cơ thiếu hụt trong đội ngũ cán bộ KHCN của Việt Nam trong thời gian tới khi mà số cán bộ có trình độ cao hầu hết đã lớn tuổi về nghỉ hưu.
Một thực tế nữa khiến nguồn nhân lực KHCN nói chung và CNC nói riêng yếu kém về chất lượng nữa là do năng lực ngoại ngữ, khả năng hiểu biết về văn hóa ứng xử, giao lưu quốc tế của phần lớn đội ngũ khoa học chúng ta còn tương đối hạn chế.
Cụ thể, năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp) của cán bộ khoa học trong các tổ chức KHCN thấp, chỉ có khoảng 25% số cán bộ có thể sử dụng thành thạo cả hai ngoại ngữ này.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, chỉ có dưới 50% số cán bộ khoa học có tham dự các hội nghị KHCN quốc tế, và có quan hệ thường xuyên với cộng đồng khoa học quốc tế. Điều này cho thấy một thực tế đó là khả năng, năng lực tham gia hội nhập quố tế của các nhà khoa học Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn.
Hiện, chúng ta có hơn 10.000 tiến sỹ, nhưng theo đánh giá của một số chuyên gia thì số lượng tiến sỹ có trình độ đạt chuẩn quốc tế là rất thấp, số còn lại do nhiều nguyên nhân khác nhau chỉ đạt trình độ thấp, không đạt chuẩn mực quốc tế.

Phó thủ tướng nguyễn thiện nhân tham quan các gian hàng tại hội thảo
Đào tạo nhân lực CNN cần “bắt tay” với nhu cầu.
Phát biểu tại Hội thảo “Đào tạo nhân lực cao theo nhu cầu xã hội” Thứ trưởng thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Bành Tiến Long khẳng định: Để phát triển CNN cần phải liên kết giữa các Viện- Trường- Doanh nghiệp để hình thành mạng lưới đào tạo nhân lực cho lĩnh vực này.
Theo Thứ trưởng thường trực Bộ giáo dục và Đào tạo Bành Tiến Long thì việc phát triển công nghệ cao của Việt Nam hiện đang gặp phải những thách thức đó là chi phí đầu tư cho công nghệ cao còn thấp, việc triển khai các chính sách về phát triển công nghệ cao còn chậm và không nhất quán. Trong khi hệ thống pháp luật về công nghệ cao của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Để giải quyết những vướng mắc trên, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bành Tiến Long để nghị các Bộ, Ngành có liên quan như: Bộ KH&CN, Bộ Công Thương, Bộ Lao động cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc đào tạo nhân lực công nghệ cao theo nhu cầu xã hội.

Đối với các Viện, trường, trung tâm đào tạo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo Bành Tiến Long yêu cầu phải phối hợp chặc chẽ với các cơ sở CNC tự đánh giá các chương trình đang được đào tạo CNC tại cơ sở, điều chỉnh nội dung môn học đồng thời cập nhật nội dung mới đưa vào chương trình giảng dạy. Ngược lại, các cơ sở CNC cần xác định trách nhiệm tham gia trong một số khâu của quá trình đào tạo, đặt yêu cầu đối với các cơ sở đào tạo về nội dung kiến thức, kỹ năng để đáp ứng được nhu cầu của cơ sở mình.
Để giải quyết tốt những vướng mắc trên, đại diện Bộ KH&CN, Thứ trưởng Nguyễn Văn Lạng cũng đề nghị cần phải có một số chính sách và những ưu đãi cụ thể để phát triển nguồn nhân lực CNC tại Việt Nam trong thời gian tới.
Trong những chính sách, ưu đãi mà Thứ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Văn Lạng đưa ra tại hội thảo, thứ trưởng đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách ưu đãi Việt Kiều cần được hưởng các ưu đãi về thuế, sử dụng đất và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật nhằm thu hút đầu tư. Về chính sách sở hữu trí tuệ, thứ trưởng cũng đề nghị cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cá nhân nhà khoa học, doanh nghiệp công nghệ cao đăng kí sở hữu trí tuệ ở nước ngoài.
Như vậy, nhu cầu về nhân lực là rất lớn, vấn đề còn lại là sự bắt tay mật thiết của Viện- Trường- Doanh nghiệp và vai trò quan trọng của Nhà nước từng bước tìm ra lời giải cho bài toán đào tạo nhân lực công nghệ cao theo nhu cầu xã hội trong thời gian tới.
Related posts
Bài viết mới
omlox Workshop | tháng 9 và tháng 10 năm 2023
omlox là một tiêu chuẩn mở và có khả năng tương tác, cách mạng hóa quá trình bản địa hóa…
Xác định lại tương lai của ngành sản xuất và công nghiệp điện với cảm biến nhà máy thông minh và thiết bị đo đạc hiện trường
Những ghi nhận hợp tác của Excelpoint và Analog Devices nhằm định hình lại bối cảnh sản xuất trong công…