Nhật Bản vừa giới thiệu một robot “cô giáo” có thể thực hiện được các nhiệm vụ của người giáo viên như điểm danh, giao nhiệm vụ học tập cho từng học sinh trong lớp cũng như biểu hiện trên gương mặt tâm trạng hiện thời của robot. Robot này được nghiên cứu và chế tạo bởi các Giáo sư và nhà nghiên cứu thuộc trường đại học khoa hoc Tokyo (Nhật).
Không giống như những robot có dáng vẻ bề ngoài giống máy như robot Asimo của Honda, robot cô giáo được gọi là Saya với hình dạng và kích thước giống như một cô giáo thật và có thể biểu hiện được 6 tâm trạng cơ bản của con người như ngạc nhiên, sợ sệt, phẫn nộ, giận dữ, hạnh phúc và buồn bã. Các biểu hiện này được thực hiện bởi 18 động cơ gắn phía dưới lớp da cao su xung quanh mắt và miệng để tạo các chuyển động phù hợp với tâm trạng của robot.
Trong buổi trình diễn mới đây tại một trường tiểu học ở Tokyo vào ngày thứ năm (7/5), miệng robot chuyển động linh hoạt, mắt có thể mở to và nheo lại, và đặc biệt khi ngạc nhiên vấn đề gì lông mày robot nhíu lại. Vì là cô giáo, nên robot Saya có nụ cười rất dễ thương, nó có thể nói những câu nói đơn giản được lập trình trước. Robot đã có khả năng nói nhiều ngôn ngữ khác nhau. Khi nói câu “Cảm ơn” thì miêng robot cuời và tỏ thái độ hết sức vừa ý.
Được chế tạo lần đầu tiên như là một robot tiếp tân vào năm 2004, Saya đã được thử nghiệm ở trong 1 lớp học thực ở Tokyo trong đầu năm nay với một số học sinh lớp 5 và lớp 6, lúc đó nó chỉ có thể điểm danh học sinh và yêu cầu học sinh “im lặng” trong lớp học. Hiện nay robot này đã được nâng cấp để có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ theo yêu cầu.
Những học sinh tham dự lớp này đã rất vui khi cô giáo robot có khả năng nhớ tên và gọi tên chúng mà không hề suy nghĩ lâu. Tuy nhiên, robot này vẫn phải điều khiển từ xa bởi con người thông qua hệ thống giám sát bằng camera.
Nhật bản và các nước khác hy vọng robot sẽ đưa ra những giải pháp để giái quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực do dân số già. Nhưng hiện nay hầu hết các nhà khoa học các nước này đều tập trung nghiên cứu chủ yếu các robot chăm sóc trẻ em và người già.
Giá một cô giáo robot Saya khoảng 5 triệu yên (51.000$).


Cô giáo “robot” này có thể điểm danh, giao nhiêm vụ cho từng học sinh cũng như biểu hiện trên gương mặt tuỳ thuộc vào tâm trạng hiện thời với 18 động cơ đặt dưới lớp da cao su.

Related posts
Bài viết mới
Các doanh nghiệp Mỹ muốn mở nhà máy chip bán dẫn ở Việt Nam
Cadence Design Systems và Intel, hai tập đoàn lớn của Mỹ và Đại học bang Arizona, cam kết giúp Việt…
Mô hình kiến trúc trình kiểm tra PROFINET được đơn giản hóa
Sự sẵn có của một hệ thống thử nghiệm linh hoạt cho các giao diện của hệ thống truyền thông…