Bất kỳ thiết bị bảo vệ nào cho máy cắt hay cầu dao khối cũng đều có sai số đặc tính. Sai số này hình thành bởi các sai khác rất nhỏ trong các bộ phận cấu thành nên thiết bị bảo vệ như: độ dày của cặp lưỡng kim, sai số của các linh kiện điện tử, IC, kích thước dây quấn của cuộn hút…
Chính vì vậy, đường đặc tính bảo vệ của thiết bị luôn được thể hiển bằng 2 đường : Đường thứ nhất thể hiện đặc tính bảo vệ với thời gian tác động chậm nhất (đường nằm phía trên), đường thứ hai thể hiện thời gian tác động nhanh nhất (đường nằm phía dưới)
Ta xét ví dụ cầu dao khối ABB dòng Tmax T4H250 tích hợp bộ bảo vệ PR222DS/P-LSIG với In 250, chỉnh các nút gạt trên bộ bảo vệ để cài đặt thông số như bên dưới:
– Chức năng L (chức năng bảo vệ với thời gian trễ lớn):
I1 = 1 × In = 1 × 250 = 250A (giá trị tác động sau khoảng thời gian trễ lớn)
Đường đặc tính: 3s (thời gian trễ lớn)
– Chức năng bảo vệ S (chức năng bảo vệ với thời gian trễ ngắn) t = K:
I2 = 5.80 × In = 5.80 × In = 1450A
t2 = 0.50s
– Chức năng I (chức năng bảo vệ tức thời): OFF
Chức năng bảo vệ với thời gian trễ ngắn được phân tích như sau:
Đường màu xanh lá cây thể hiện đặc tính bảo vệ thực tế của bộ bảo vệ, đã có tính đến sai số ( I2 ± 10 % và t2 ± 10 %); đường màu đỏ thể hiện đặc tính bảo vệ không tính đến sai số.
Với những cài đặt như bên trên, ta sẽ có các kết quả như sau:
– Các lỗi quá dòng từ I2-10% tới I2+10% (sai số ngưỡng bảo vệ ), chức năng bảo vệ S sẽ làm CB nhảy trong khoản thời gian trễ t2 từ 0.45 đến 4.75s.
– Các lỗi quá dòng lớn hơn I2+10%, chức năng bảo vệ S sẽ nhảy với thời gian trể t2 từ 0.45 đến 0.55s (Sai số thời gian bảo vệ).
Hình 24: Đặc tính bảo vệ của MCCB T4H250, InA