Đó là nội dung chính tại buổi Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử Việt Nam 2009 vừa diễn ra tại TP.HCM.
Ảnh: Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm quốc tế Vietnam Computer Electronics World Expo lần thứ 14 tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng. TP.HCM
Hội thảo do Bộ thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Uỷ ban nhân dân TP.HCM, Văn phòng ban chỉ đạo quốc gia về Công nghệ thông tin cùng Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG Việt Nam thực hiện.
Hội thảo chính phủ điện tử 2009 tập trung vào các vấn đề chủ yếu như: Xây dựng các cơ quan điện tử, các hệ thống thông tin kết nối các cơ quan nhà nước ở khoảng cách xa nhằm nâng cao năng lực quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước. Đồng thời, xây dựng các cổng, trang thông tin điện tử và tăng cường cung cấp dịch vụ công trên các cổng tăng cường khả năng phục vụ người dân và doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước.
Theo đó, trong lộ trình triển khai Chính phủ điện tử ở nước ta (giai đoạn 2007-2010) sẽ tập trung vào việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thực hiện các nội dung trên.
Ngoài ra, các mục tiêu cơ bản như: ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương thức cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến, đổi mới phương thức quản lý tài nguyên thông tin trong các cơ quan nhà nước và xây dựng môi trường làm việc điện tử giữa các cơ quan nhà nước cũng lần lượt được giải quyết trong giải đoạn từ 2011-2015.
Với chủ đề “Xây dựng chính quyền điện tử tại đia phương” các chuyên gia trong và ngoài nước, các địa phương đã có dịp cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai chính phủ điện tử.Đồng thời đưa ra các kiến nghị thiết thực, góp ý thiết thực trong việc ban hành cũng như cải cách các cơ chế hành chính cần thiết đối việc xây dựng chính quyền điện tử tại địa phương.
Từ kinh nghiệm thực tế của TP.HCM, đồng thời với vai trò là địa phương đi đầu cả nước trong việc chuẩn bị nền tảng thực hiện chính phủ điện tử, ông Lê Mạnh Hà- Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông cho biết: Hiện trang thông tin của Sở đang đứng thứ 31.979 trên thế giới với 76 thành viên sử dụng song ngữ Anh- Việt.
Sở dĩ Sở Thông tin & Truyền thông đạt đuợc kết quả trên là do được trao đủ quyền và cấp đủ tiền. Đây là cơ chế mạnh để thực hiện. Hiện chưa có địa phương nào trong cả nước có được một cơ chế mạnh như vậy, thậm chí cả cơ quan cấp bộ, ông Hà nhấn mạnh.
Theo ông Lê Mạnh Hà, thì việc giao quyền cho các cơ quan chuyên môi cần phải được thực hiện ngay từ ban đầu. Các công việc như: lập kế hoạch, thẩm định và phê duyệt đề án, cấp đủ kinh phí phải được giải quyết một cách đồng bộ, triệt để.
“Nắm bắt được vấn đề, chúng tôi đã tiến hành chọn lọc những cái tốt nhất để triển khai và thực hiện theo cách mới, không theo lối mòn, đồng thời triển khai từng bước và đồng bộ từ đó thí điểm và nhân rộng” ông Hà cho biết.
Đi tìm lời giải cho bài toán tin học hoá thủ tục hành chính tại Việt Nam, ông Nguyễn Tử Quang- Tổng giám đốc Bkis (lĩnh vực an ninh mạng- phòng chống virut máy tính) cho biết: để vượt qua các khó khăn của tin học hoá quản lý hành chính cần phải tìm ra các điểm mấu chốt của vấn đề và biến lý luận thành hiện thực.
Theo ông Nguyễn Tử Quảng, sở dĩ bài toán tin học hoá thủ tục hành chính tại Việt Nam chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong đợi có rất nhiều lí do trong đó những lí do như: người sử dụng trình độ kém, nhiều lãnh đạo cơ quan không biết nhiều về tin học nên không ủng hộ. Đặc biệt việc chưa cải cách hành chính dẫn đến chưa thể tin học hoá.
Tuy nhiên, phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đánh giá cao hiệu quả đạt được trong quá trình xây dựng chính phủ điện tử và nhận định quy mô về chính phủ điện tử cũng tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, Phó Thủ tướng cũng nêu những khó khăn trong việc xây dựng Chính phủ điện tử cần được giải quyết sớm, nhất là điều chỉnh các văn bản quản lý đầu tư phù hợp với đặc thù và yêu cầu đầu tư nhanh của công nghệ thông tin.
Mai Hà
Trích dẫn : Cục Ứng dụng CNTT , Bộ Thông tin – Truyền thông đã công bố tỷ lệ sử dụng thư điện tử trong công việc của cán bộ, công chức cấp trung ương và địa phương với 57% cán bộ công chức cấp địa phương đã được cấp hộp thư điện tử. Tuy nhiên, trong số này có đến 19% không hề sử dụng. Ở các cơ quan bộ và ngang bộ, tỷ lệ hộp thư điện tử được cấp là 80% và 33% số hộp thư điện tử không được sử dụng. Tỷ lệ ứng dụng triển khai họp trực tuyến ở cấp trung ương là 63% trong khi cấp địa phương chỉ đạt 38%.
Related posts
Bài viết mới
HỘI THẢO “TĂNG TỐC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VỚI CÁC ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT”.
Vào ngày 22/3/2023 vừa qua, tại Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc Gia (NIC) – Thủ đô Hà…
ESTEC NHẬN GIẢI THƯỞNG HIGHEST GROWTH PARTNER IN VIETNAM FY2022 TẠI HỘI NGHỊ APEPF
Tại Hội nghị Asia Pacific Executive Partner Forum 2023 (APEPF) của hãng Siemens DI SW dành cho các đối tác…