Đây là buổi lễ mà Sở Khoa học – Công nghệ tổ chức khánh thành Hệ thống quan trắc nước thải tự động, bước đánh dấu đầu tiên cho sự tiến bộ trong công tác bảo vệ môi trường cũng như góp phần vào tiến trình phát triển nhanh và bền vững của tỉnh Bình Dương.
Được hình thành từ những năm cuối thập kỉ 20, kinh tế Bình Dương phát triển vượt bậc. GDP tăng 14%/năm. Đây là điểm nhấn cho sự phát triển đó là công nghiệp. Mỗi năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân khoảng 20%. Toàn tỉnh có 28 khu công nghiệp, tổng diện tích 8.751 ha, trong đó có 24 khu công nghiệp đi vào hoạt động, trên 1.200 doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh… song song với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, sức ép về môi trường đã và đang đặt ra bài toán mà các cấp, ngành ở Bình Dương phải tìm ra lời giải đáp. Cũng theo quy hoạch đến năm 2020, dự kiến Bình Dương sẽ có 31 khu công nghiệp và 23 cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 12.000 ha. Như vậy, về việc nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 240.000m3/ngày vào năm 2015 và khoảng 300.000m3/ngày vào năm 2020, vậy nước thải công nghiệp phát sinh khoảng 288.000m3/ngày vào năm 2020. Đứng trước tình hình đó, UBND tỉnh đã giao cho Sở TN&MT thực hiện dự án vào năm 2009, để đầu tư xây dựng các trạm quan trắc nước thải tự động cho các khu công nghiệp và các nguồn thải lớn trên địa ban tỉnh Bình Dương. Mục tiêu của dự án là xây dựng trạm điều hành trung tâm, lắp đặt thiết bị quan sát cho việc vận hành hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp, các nguồn thải lớn, lắp đặt thử nghiệm thiết bị đo chất lượng nước thải tự động liên tục tại 6 khu công nghiệp và từ đó đánh giá, rút kinh nghiệm làm cơ sở cho việc ban hành các hướng dẫn kỹ thuật để các doanh nghiệp tự đầu tư, lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động phù hợp với các thông số kỹ thuật với trạm điều hành trung tâm và kết nối về trạm. Cũng theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ TN&MT, ông đánh giá đây là một bước tiến lớn trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và quan trắc, giám sát phát thải tại khu công nghiệp nói riêng. Đảm bảo môi sinh an lành cho xã hội.
Bà Võ Thị Ngọc Hạnh, Phó Giám đốc Sở TN&MT cho biết: “để có được hệ thống quan trắc nước thải tự động như ngày hôm nay là cả một quá trình. Tôi khẳng định rằng, đây là một dự án đầu tiên mà chúng tôi thực hiện tại Việt Nam, đòi hỏi kỹ thuật cao liên quan đến nhiều công nghệ như viễn thông, truyền dữ liệu, công nghệ tự động và sử dụng nhiều phần mềm chuyên biệt và đôi lúc gặp nhiều khó khăn, thế nhưng với sự tư vấn của nhà thực hiện dự án và chúng tôi đã khắc phục kịp thời và đi đến thành công, góp phần tốt hơn vào việc bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển”.
Chia sẻ niềm vui trên, ông Trần Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ: “ tôi cảm thấy rất phấn khởi trước sự thành công của hệ thống quan trắc nước thải tự động do Sở TN&MT thực hiện đầu tư. Và để hệ thống này thực sự trở thành trung tâm giám sát tự động, ông yêu cầu Sở TN&MT tiếp tục sử dụng nhiều biện pháp giám sát để chống các hành động đối phó, cũng như kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi gian lận, cố tình xả thải ra môi trường. Điều quan trọng hơn là, phải quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ đủ sức tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các tiến bộ về thiết bị khoa học công nghệ, quy chuẩn kỹ thuật hướng dẫn doanh nghiệp tự lắp đặt thiết bị quan trắc tự động và kết nối về trạm điều hành trung tâm của Sở, ông nhấn mạnh thêm”.
Sau 2 năm triển khai thực hiện, đến nay, hệ thống quan trắc nước thải tự động đã chính thức đưa vào hoạt động với hệ thống camera cho phép quan sát 24/24 quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải và tại cống xả của doanh nghiệp. 21 thiết bị lấy mẫu nước thải tự động, có thể đo nhanh các thông số COD, TSS, pH, EC và lưu lượng của nước thải… Cũng nhân dịp này, Sở sẽ yêu cầu 50 doanh nghiệp có lượng nước thải lớn nên đầu tư lắp đặt thiết bị quan trắc tự động theo quy định bảo vệ môi trường của tỉnh. Bên cạnh đó, lãnh đạo cũng kỳ vọng vào hệ thống quan trắc nước thải tự động để có những chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần vào quá trình thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của tỉnh Bình Dương.
Được biết, dự án này được thực hiện với kinh phí 28 tỷ đồng, công ty Tân Tiến là đại diện liên danh nhà thầu– Phan Lê – Gia Anh của gói thầu 12.5 tỉ đồng. “ Với cam kết bảo hành và bảo trì các thiết bị do chúng tôi cung cấp và lắp đặt theo đúng tinh thần hợp đồng đã ký kết, với các chức năng tiên tiến và hiện đại này, sở TNMT Bình Dương có khả năng giám sát, điều khiển từ xa toàn bộ các trạm quan trắc và lấy mẫu tự động để giám sát chất lượng nước thải của các KCN, các trạm xử lý nước thải. Tất cả các dữ liệu đều được lưu trữ lâu dài để lập báo cáo cũng như truy xuất các dữ liệu trong tương lai”. Ông Nguyễn Ngọc Trung, giám đốc công ty Tân Tiến nói.
Hoàng My
Related posts
Bài viết mới
HỘI THẢO “TĂNG TỐC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VỚI CÁC ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT”.
Vào ngày 22/3/2023 vừa qua, tại Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc Gia (NIC) – Thủ đô Hà…
ESTEC NHẬN GIẢI THƯỞNG HIGHEST GROWTH PARTNER IN VIETNAM FY2022 TẠI HỘI NGHỊ APEPF
Tại Hội nghị Asia Pacific Executive Partner Forum 2023 (APEPF) của hãng Siemens DI SW dành cho các đối tác…